Ngó thấy bóng tôi tiến lại từ phía xa, mẹ chồng tôi vội khen đứa cháu bụ bẫm và cô con dâu nhà hàng xóm. Tiếng mẹ vẫn lớn như thế, dù không cố ý nhưng những lời mẹ nói vẫn cứ rơi vào tai: “Trộm vía, cháu nhà bà nhìn bụ bẫm đáng yêu quá, chắc do con dâu đảm khéo chăm. Cháu nhà tôi cứ còi xong lười ăn, không biết làm sao, mẹ nó thì cũng chẳng thấy sốt sắng gì cả…” Đây không chỉ là câu chuyện của riêng ai mà mà nỗi niềm chung của hầu hết các mẹ có con biếng ăn, chậm lớn.
Con biếng ăn mẹ khổ trăm bề
Cách đây gần 2 năm, ngày tôi sinh bé trai đầu lòng, mẹ tôi vẫn thường lo sợ tôi vất vả. Lúc ấy, tôi cho rằng mẹ nghĩ nhiều rồi, đến việc sinh nở khó khăn còn vượt qua được, huống chi đơn giản như cái việc… chăm con. Bất kể thứ gì, ban đầu bỡ ngỡ, dần rồi sẽ quen. Nghĩ lại lúc đó, có lẽ tôi không hiểu được lòng mẹ. Cái chuyện chăm con mà tôi tưởng chừng như đơn giản ấy, lại khiến cho cuộc sống của tôi đảo lộn và ngột ngạt trăm bề.
Mọi thứ từ việc cho con ăn đến cho con ngủ đều lu bu. Mấy tháng đầu mới sinh con, tất cả mọi chuyện cần lo lắng xoay quanh giấc ngủ của đứa trẻ. Chồng tôi cũng thương, đỡ đần ít nhiều. Có những đêm con khóc, vợ chồng tôi phải thức trắng. Mọi thứ rồi cũng ổn định được sau một thời gian. Lúc ấy, tôi cứ tưởng mình đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Thế nhưng cái cũ vừa qua, cái mới đã tới, cũng chẳng thể so sánh được nỗi khổ nào với nỗi khổ nào. Đến thời điểm cai sữa, tập cho con ăn dặm, “cơn ác mộng” thực sự mới chính thức bắt đầu.
Mẹ khốn khổ vì con biếng ăn
Con xuất hiện chứng biếng ăn khiến việc tập ăn cho con trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Mỗi bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ, cả mẹ cả con chật vật mãi, cuối cùng mới có thể giải quyết hết khẩu phần ăn của con. Quỹ thời gian của một bà mẹ công sở ngày đi làm 8 tiếng giờ càng thu hẹp lại, dù cho bà ngoại bà nội thay phiên đỡ đần. Sau cả ngày vất vả, thời gian còn lại của tôi chỉ còn là cho con ăn và cho con ngủ. Có những hôm gần 12 giờ tôi mới bắt đầu được vệ sinh cá nhân. Người chồng mới nhận đề bạt ở vị trí cấp cao lại càng bận rộn, không thể chia sẻ được phần lớn gánh nặng nuôi con như trước đây. Một mình tôi loay hoay với bao nhiêu công việc không tên, vật lộn thí dỗ con mỗi bữa ăn đôi khi làm bản thân muốn kiệt sức.
Năm tháng trôi qua, đến khi con gần 2 tuổi bắt đầu đi mẫu giáo, chứng biếng ăn của con vẫn chẳng hề thay đổi. Đến bữa ăn, cả mẹ cả con cùng sợ, con thì sợ ăn, mẹ thì lại sợ… cho con ăn. Biết rằng ở nhà trẻ, cô giáo chẳng thể ép con ăn hết một bữa trưa, đến bữa tối tôi lại càng ép con ăn nhiều hơn. Trẻ biếng ăn bắt đầu biết nhận thức, ngậm lúng búng thức ăn trong mồm, khiến việc cho con ăn càng trở nên sốt ruột. TV hay đồ chơi mà tôi đem ra để dụ con trẻ không khiến cho tình trạng ngậm thức ăn được giải quyết mà ngày càng khiến bé mất tập trung và ngậm… lâu hơn.
Quá mệt mỏi, tôi bắt đầu bực dọc, cáu gắt thường xuyên, rồi khóc lóc với chồng về gánh nặng chăm con. Vợ chồng lục đục ít nhiều, rồi càng thêm căng thẳng. Tôi trở nên buông xuôi, mặc con muốn ăn bao nhiêu thì ăn. Vậy nhưng, biện pháp ấy cũng chỉ ngày càng khiến con trở nên còi cọc. Đứa bé vốn luôn khỏe mạnh, bắt đầu thường xuyên ốm, sốt. Rồi cuối cùng là cả hai mẹ con cùng ốm…
Trẻ biếng ăn, tất cả là lỗi của mẹ
Chuyện biếng ăn của con đã có từ lâu, vậy mà dạo gần đây, khi sức khỏe của cháu không được tốt, ông bà nội ngoại mới bắt đầu lo lắng, xong cũng chẳng biết phải làm thế nào. Tôi bắt đầu có cảm giác mọi người đang đổ lỗi cho mình. Lúc ép con ăn đến phát bực trong người, không kiềm chế được quát mắng con thì bị cho là quá nóng tính. Lúc để con tùy hứng ăn bao nhiêu thì ăn thì lại bị đánh giá là bỏ bê con. Con lười ăn, đặc biệt ghét mùi vị của rau củ, tôi vốn không có cách nào nài ép, khiến cho con bị thiếu chất, chẳng những còi cọc, chậm lớn mà còn bị… táo bón. Điều này càng khiến cho mọi người, kể cả họ hàng qua chơi cũng bắt đầu phán xét về khả năng chăm con của tôi. Dù chưa từng bị nói thẳng vào mặt, nhưng một lời nói thoáng qua “dạy dỗ” về việc chăm trẻ cũng khiến tôi có cảm giác như mọi người đang ám chỉ tôi giống như một người mẹ vô dụng.
Áp lực chăm con diễn ra hàng ngày khiến mẹ ngày càng stress
Bao nhiêu nỗi uất ức dồn nén trong lòng, tôi cũng chẳng dám chia sẻ với chồng nữa. Tôi dần trở nên ít nói và xa lánh tất cả mọi người trong gia đình. Có những hôm cho con ăn mà con cứ ngậm chặt miệng lại khiến nước mắt tôi tuôn ra như mưa. Thật không ngờ việc nuôi dạy trẻ lại khó khăn như thế này…
Hiểu cơ thể con, có lẽ là điều mẹ nên làm sớm hơn
Lời tâm sự trên hoàn toàn không lạ lẫm đối với các mẹ có trẻ biếng ăn. Trải qua áp lực bộn bề ngoài xã hội, kết hợp với sự ‘cực nhọc” khi chăm sóc con khiến cho các mẹ dần hình thành cảm giác “buộc tội” chính mình, và rơi vào trạng thái tiêu cực thường xuyên.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến cảm giác muốn ăn của trẻ, xong nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ chính nhu cầu cơ thể con. Các triệu chứng biểu hiện bên ngoài như: trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, táo bón, hay ốm vặt,… phản ánh sức khỏe hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Với cơ thể còn non nớt và một hệ tiêu hóa mất cân bằng hệ vi sinh, trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa và liên tục gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, từ đó dẫn đến chướng bụng, đầy hơi và càng không muốn nạp thêm thức ăn vào cơ thể…
Bài viết liên quan
- Thực đơn với các loại rau giúp trẻ nhuận tràng
- Thực đơn trị táo bón cho trẻ từ các loại quả
- Cách nêm gia vị cho trẻ theo từng độ tuổi
- Các món ăn tăng sức đề kháng cho bé khi chuyển mùa
Cách trị biếng ăn hiệu quả mẹ nào cũng nên biết
Ép con ăn chưa bao giờ là một giải pháp tốt. Khi hiểu rõ vấn đề nằm ở việc hệ tiêu hóa của trẻ không khoẻ, các chuyên gia đã tìm ra được biện pháp, đó là bổ sung thêm các lợi khuẩn từ các chế phẩm men vi sinh nhằm lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ biếng ăn.
Cân bằng hệ vi sinh cho trẻ là giải pháp lâu dài giải quyết tình trạng biếng ăn
Lợi khuẩn hay men vi sinh tự nhiên được gọi là probiotics hỗ trợ giúp lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các hại khuẩn. Từ đó, tạo hệ sinh thái cân bằng và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch đường ruột. Nhờ vậy, đường ruột của trẻ có thể thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Với một hệ tiêu hóa lành mạnh và không còn rối loạn tiêu hóa, trẻ biếng ăn sẽ ăn ngon tự nhiên, hấp thu tốt hơn các dưỡng chất, và được tăng cường sức đề kháng. Đây cũng là lý do vì sao men vi sinh được xem là giải pháp an toàn được nhiều mẹ lựa chọn để trị biếng ăn cho bé.
Trong quá trình chăm sóc sức khỏe bé yêu, nếu có bất kỳ khó khăn nào mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin qua website: https://www.bioacimin.com/ hoặc hoặc đặt câu hỏi trực tiếp tại https://www.bioacimin.com/chuyen-gia-tu-van để được tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh!