Trang chủ / Phòng táo bón cho trẻ? Mỗi ngày cần ăn bao nhiêu gram chất xơ

Phòng táo bón cho trẻ? Mỗi ngày cần ăn bao nhiêu gram chất xơ

Phần lớn  trẻ táo bón có nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý và khẩu phần ăn chủ yếu thiếu chất xơ gây nên.

Lượng chất xơ cần mỗi ngày theo lứa tuổi

Chất xơ là các polysaccharides không tiêu hóa được khi ăn bao gồm các nhóm chất như cellulose, pectin, lignin… Chất xơ bao gồm 2 loại: loại thô (xơ không hòa tan) và loại mịn (xơ hòa tan). Trong đó, loại xơ càng mịn thì khả năng phân giải và đồng hóa càng cao và dễ dàng hòa tan.

Mặc dù không có giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn nhưng hầu hết các chất xơ lại được coi là một loại thực phẩm chức năng. Bởi chúng có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxi hóa, và phòng chống táo bón ở trẻ.

Bioacimin - 02 - May - Chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thời gian cho con bú3

Tuy nhiên, để chúng phát huy được tác dụng tốt nhất, các bà mẹ cũng cần biết nhu cầu và lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày ở trẻ nhỏ để có chế độ dinh dưỡng bổ sung cho phù hợp. Mẹ có thể tham khảo ngay nhu cầu chất xơ cần thiết dành cho từng lứa tuổi trong bảng dưới đây: 

Nhu cầu chất xơ khuyến nghị mới nhất năm 2016

Nhóm tuổi

Nhu cầu chất xơ (g/ngày)

 

Nam

Nữ

0–6 tháng

Chủ yếu cung cấp chất xơ từ sữa mẹ

7–12 tháng

1–3 tuổi

19

19

4–8 tuổi

25

25

9–13 tuổi

31

26

14–18 tuổi

38

26

19–30 tuổi

38

25

31–50 tuổi

38

25

51–70 tuổi

30

21

> 70 tuổi

30

21

PN có thai

 

28

PN nuôi con bú

 

29

Chất xơ cũng phải biết bổ sung đúng cách

Ngoài việc lựa chọn sử dụng những chất xơ có khả năng hỗ trợ giảm táo bón tốt, thì việc chế biến chất xơ cho phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ cũng là cách tăng cường hiệu quả tối ưu của chất xơ mà các bậc cha mẹ cần biết. Sau đây là một số nguyên tắc giúp tăng hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ:

Ăn hoa quả đúng cách: Chất xơ chủ yếu có trong phần thịt của các loại rau, củ, quả. Vì vậy, khi cho con sử dụng các thực phẩm này, hãy khuyến khích trẻ ăn cả nước và cái.

Bổ sung nhiều ngũ cốc: Mẹ nên bổ sung những món ngũ cốc như đậu, khoai, ngô… cho con 2-3 lần mỗi tuần, bởi chúng có hàm lượng chất xơ rất lớn.

Không chế biến rau quá kỹ: Chế biến rau chín kỹ quá sẽ làm mất đi lượng chất xơ và vitamin đáng kể trong rau. Vì thế, mẹ chỉ nên cho rau vào cuối cùng khi nấu cháo hay bột cho bé hoặc hạn chế nấu rau quá kỹ.

Chọn thực phẩm bổ sung giàu chất xơ: Chỉ chú ý đến hàm lượng đạm hoặc chất béo trong các sản phẩm sữa bột hoặc bột ăn dặm, bánh ăn dặm… mà quên đi chất xơ cũng là tình trạng thường gặp ở các bà mẹ hiện nay. Mất cân bằng dinh dưỡng nói chung và thừa đạm – thiếu chất xơ nói riêng sẽ khiến cơ thể trẻ bị nóng, sinh ra táo bón và khó hấp thụ hết dưỡng chất. Như vậy, dù được ăn nhiều chất đạm, trẻ cũng khó tiêu hóa để cao lớn, khỏe mạnh.

Các mẹ là cần học cách đọc nhãn sản phẩm khi chọn thực phẩm bổ sung, nên chọn những loại giàu chất xơ để bé dễ tiêu hóa. Có như vậy, trẻ mới hấp thụ tốt để phát triển toàn diện và tăng sức đề kháng của cơ thể. Mẹ cũng có thể cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ tự nhiên Synergy1, đây là chất xơ nguồn gốc thực vật, được chiết xuất từ củ Chicory (rau diếp xoăn). Chất xơ Synergy1 có ưu điểm nổi bởi nó kết hợp 2 loại chất xơ Inulin và FOS với tỷ lệ lý tưởng, do đó Synergy 1 có hiệu quả cao trong việc phòng và khắc phục táo bón ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính