Thời tiết giao mùa có sự biến chuyển liên tục về nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ nếu sức đề kháng không tốt. Vì vậy, mẹ cần bỏ túi những lưu ý giúp bé tăng đề kháng, phòng chống dịch bệnh trong thời tiết giao mùa dưới đây.
Tại sao chuyển mùa, bé bệnh triền miên?
Thời tiết giao mùa như từ xuân sang hạ, hè sang thu… nhiệt độ thay đổi bất thường giữa ngày và đêm, có lúc đang nóng đột ngột chuyển nhanh sang lạnh, cơ thể trẻ nhỏ khó thích ứng kịp, dẫn tới nguy cơ bé bị bệnh liên tục nếu sức đề kháng không tốt.
Khi trẻ mắc bệnh liên tục, bé dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: sức khỏe giảm sút, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, sụt cân, sức đề kháng kém, từ đó càng dễ tiếp tục mắc bệnh. Để tránh cho bé bị mắc bệnh vào thời điểm giao mùa hoặc nhanh chóng hồi phục, mẹ cần có nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao khả năng đề kháng, giúp con đủ khỏe mạnh và chống lại bệnh tật.
Lưu ý giúp trẻ tăng đề kháng, phòng chống dịch bệnh trong thời tiết giao mùa
Mẹ có nhiều hơn một cách giúp bé tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật khi thời tiết thay đổi. Ở bài viết này, Bio-acimin sẽ tổng hợp một vài tuyệt chiêu hiệu quả, mẹ nên bỏ túi ngay để giúp con có sức đề kháng vượt trội vượt qua thời tiết giao mùa mà không bệnh tật:
- Với trẻ nhỏ, mẹ đừng lạm dụng kháng sinh. Hiện nay, có không ít các bà mẹ Việt Nam cho rằng, khi trẻ bị ốm, cảm cúm… đều có thể khắc phục bằng việc cho con uống kháng sinh; Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và mẹ không nên áp dụng khi nuôi con. Bởi, thuốc kháng sinh chỉ hỗ trợ khắc phục các bệnh do vi khuẩn, những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em đều là do các tác nhân là virus gây nên.
Lạm dụng kháng sinh có thể làm giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng của trẻ nhỏ
Thay vì cho con uống kháng sinh ngay khi mới chớm bệnh, mẹ nên để cơ thể bé tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý. Nếu bắt buộc phải cho bé uống thuốc mẹ nên có sự tư vấn, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, khiến hệ miễn dịch của cơ thể bé ngày càng giảm sút.
Muốn tăng sức đề kháng cho con, mẹ cần cho bé ăn đủ chất
Ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng là chìa khóa vàng giúp bé tăng cường sức đề kháng. Bởi, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp “nâng đỡ” cơ thể bé đủ khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật trong thời điểm thời tiết giao mùa. Mẹ cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để bé không rơi vào tình trạng mất sức khi mắc bệnh. Các bé biếng ăn thường dễ mắc bệnh, khả năng đề kháng cũng kém hơn so với những bé khác. Chính vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để con tăng sức đề kháng trong thời tiết giao mùa. Một số loại thực phẩm “cấp cứu” bé khi thời tiết giao mùa: thịt nạc, rau củ màu xanh đậm, trái cây họ cam, khoai lang…. Mẹ có thể tham khảo thêm một số món ăn tăng sức đề kháng của bé tại đây
Mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào buổi tối để được hấp thu tốt nhất
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn tăng sức đề kháng cho bé, mẹ cũng nên tạo thói quen cho bé ăn sữa chua hàng ngày. Đây là một thói quen rất có lợi cho trẻ, giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung các lợi khuẩn, cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ (giúp hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, táo bón…). “Tiêu chuẩn” ăn sữa chua mỗi ngày của bé có độ tuổi từ 6 tháng trở lên như sau: 6 – 10 tháng tuổi: 50g/ngày; 1 – 2 tuổi: 80g/ngày; trên 2 tuổi: 100g/ngày. Mẹ lưu ý chọn loại sữa chua phù hợp với độ tuổi của bé.
- Tăng cường các hoạt động thể chất, tập thể dục mỗi ngày là cách tốt để tăng sức đề kháng cho bé, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Mẹ nên tạo thói quen tập thể dục hàng ngày cho bé. Các hoạt động thể chất hàng ngày có khả năng tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể của người lớn, và nó cũng mang lại lợi ích tương tự ở trẻ nhỏ. Các hoạt động tập thể dục phổ biến được nhiều gia đình yêu thích: đạp xe bờ hồ, đi bộ trong công viên, tập yoga (dành cho trẻ em) tại nhà….
Tập thể dục giúp bé có sức đề kháng tốt, tăng khả năng miễn dịch với bệnh tật
- Mẹ giúp trẻ bảo vệ cơ thể và chống lại các vi trùng gây bệnh, bằng cách dọn dẹp nhà cửa và giữ vệ sinh cá nhân cho bé luôn được sạch sẽ. Tuy đây không phải là cách tăng cường khả năng miễn dịch, nhưng nó là cách tốt nhất để mẹ “tiêu diệt” vi khuẩn gây bệnh xung quanh bé khi thời tiết giao mùa, phòng ngừa các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, chân tay miệng…
Nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát để tránh được bệnh tật khi giao mùa
Bởi, thông thường khi giao mùa, các vi khuẩn như cúm, tiêu chảy… phát triển mạnh hơn các thời điểm khác trong năm rất dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ gây bệnh. Đặc biệt, khi sức đề kháng của bé kém, khả năng miễn dịch thấp sẽ rất dễ bị các virus tấn công và mắc bệnh dịch. Do vậy, mẹ nên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của bé hàng ngày, không cho trẻ ngậm đồ chơi; tạo thói quen rửa chân tay cho bé trước và sau bữa ăn; nên rửa mắt, mũi cho bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày… bảo vệ bé tránh xa các vi khuẩn gây bệnh.