Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ cần rèn cho bé những thói quen ăn uống tốt, hỗ trợ trẻ bảo vệ tốt hơn hệ tiêu hóa và phát triển toàn diện hơn mỗi ngày.
Thói quen ăn uống ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như thế nào?
Thói quen ăn uống hàng ngày có tác động không nhỏ tới sự phát triển lâu dài của trẻ. Thói quen ăn uống tốt sẽ hỗ trợ hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng, phát triển thể chất toàn diện. Bên cạnh đó, nếu bé có một thói quen ăn uống xấu sẽ làm hệ tiêu hóa của bé yếu đi, ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dưỡng chất, hệ miễn dịch suy giảm, làm chậm sự phát triển cả về thể chất, trí tuệ của bé:
- Bé không ăn đủ chất xơ: dẫn đến nhu động ruột hoạt động kém, gây táo bón.
- Ăn đêm: Thói quen này có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit khi vừa ăn đã đi ngủ ngay.
- Mẹ ép con ăn quá no dẫn đến việc gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
- Cho trẻ uống nước ngọt, đồ uống có ga, dẫn đến đầy hơi, trào ngược axit dạ dày, tiêu chảy, viêm loét dạ dày…
Thói quen ăn uống hàng ngày có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ
Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của mẹ là xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và phù hợp với độ tuổi, cải thiện hệ tiêu hóa cho con.
Một số thói quen ăn uống hỗ trợ trẻ cải thiện hệ tiêu hóa:
- Tránh ăn quá no: Không giống người lớn, trẻ không tự nhận thức được cảm giác ăn bao nhiêu là đủ, vì vậy số lượng thức ăn bé ăn mỗi bữa/mỗi ngày đều phụ thuộc vào quyết định của mẹ. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế hiện nay, cho phép cha mẹ chăm sóc con trong điều kiện đầy đủ dưỡng chất. Một số bà mẹ lầm tưởng cho con ăn càng nhiều càng tốt, nhưng thực chất đang gây áp lực quá tải cho hệ tiêu hóa của bé. Quá nhiều thực phẩm cần xử lý sẽ khiến cơ thể trở nên quá tải trong việc tiêu hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Mẹ hãy cho con ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì một bữa lớn với quá nhiều thức ăn.
Các thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến bé thiếu hụt chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa sau này
- Tránh xa thực phẩm chế biến sẵn: Đây là những thực phẩm chứa nhiều chất gây hại (chất béo bão hòa, chất bảo quản…) gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng vẫn cần sử dụng men của cơ thể để tiêu hóa chúng. Nếu mẹ cho trẻ ăn các loại thực phẩm này sẽ dẫn đến việc thiếu hụt chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sau này. Do đó, mẹ cần loại bỏ tất cả các thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của bé. Mẹ nên thêm vào thực đơn của bé các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, cho cơ thể bé dễ tiêu hóa và hấp thu.
Rau xanh và các loại trái cây giúp “tăng công suất” hệ tiêu hóa của bé
- Luôn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào trong thực đơn hàng ngày của bé: Chất xơ có công dụng giúp thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, vừa hỗ trợ quá trình lấy năng lượng, vừa thúc đẩy chất thải còn lại ra ngoài.
Uống đủ nước sẽ giúp bé đẩy lùi nguy cơ mắc táo bón
- Tập cho bé thói quen uống nước theo nhu cầu: Tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu uống nước của trẻ khác nhau. Mẹ hãy bổ sung nhiều chất lỏng cho trẻ để cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ giúp quá trình hấp thu và bài tiết dễ dàng hơn. Nguy cơ mắc bệnh táo bón cũng vì thế mà giảm đi đáng kể.
- Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho trẻ: Probiotic là một thành phần không thể thiếu trong hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ cân bằng hệ sinh thái đường ruột, chiến đấu và ngăn chặn sự xâm nhập của các hại khuẩn gây bệnh. Đồng thời, hỗ trợ tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất cho trẻ, tăng sức đề kháng và hỗ trợ trẻ ăn ngon hơn. Mẹ có thể sử dụng men vi sinh để cải thiện tiêu hóa, miễn dịch và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho trẻ.
Bài viết liên quan: