Trang chủ / Chữa ho cho trẻ bằng dược liệu thiên nhiên

Chữa ho cho trẻ bằng dược liệu thiên nhiên

Những cơn ho dai dẳng và hơi thở nặng nhọc của con là nỗi ám ảnh chung của tất cả những người làm mẹ, nhất là khi mùa đông đang bước vào những ngày lạnh giá nhất. Với bài viết sau đây, Bio-acimin Gold sẽ giúp mẹ xua tan bớt nỗi lo này

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ho vào mùa lạnh

Điều trước tiên mẹ cần biết là, ho không phải một dạng bệnh lý, mà đó là triệu chứng đi kèm với một căn bệnh nào đó và có thể nhận biết dựa trên tính chất của từng cơn ho.

Đối với hệ miễn dịch còn non nớt và chưa hoàn thiện của trẻ, có rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan có thể dẫn đến triệu chứng này, bao gồm:

  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Các chất độc hại từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, khói thuốc lá, lông súc vật…
  • Thói quen sinh hoạt, vui chơi không hợp lý của trẻ (đi ngủ ngay sau khi ăn uống; tư thế nằm ngủ; vui đùa, chạy nhảy quá nhiều; sơ ý nuốt phải dị vật…)
  • Ho do tâm lý – đặc biệt là những lúc căng thẳng, hồi hộp, và ngừng ho khi ngủ hoặc khi đang quá tập trung vào việc học hoặc một trò chơi nào đó.

d5chohap

Ho có thể là triệu chứng của nhiều bệnh đường hô hấp

Vào thời điểm giao mùa và mùa lạnh, phần lớn các cơn ho mà trẻ gặp phải xuất phát từ các bệnh về đường hô hấp gây ra do thời tiết hoặc do môi trường bị ô nhiễm. Một số bệnh hô hấp thường gặp nhất ở trẻ gồm có:

–          Cảm lạnh hoặc cảm cúm

–          Hen, suyễn

–          Viêm phổi

–          Viêm xoang

–          Viêm tắc thanh quản

–          Trào ngược dạ dày thực quản

Các phương pháp dân gian hỗ trợ giảm ho cho trẻ

Nguyên tắc đầu tiên mà mẹ cần lưu ý khi xử trí với cơn ho của trẻ là tuyệt đối không được lạm dụng kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng, bên cạnh đó không được tự ý sử dụng một nửa liều người lớn hay ngừng sử dụng khi thấy bớt ho mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Trong trường hợp bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ và vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, mẹ hoàn toàn có thể theo dõi và chăm sóc bé ngay tại nhà bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé.

Giảm ho bằng các món ăn hoặc bài thuốc dân gian hoặc cũng là một phương cách được nhiều mẹ lựa chọn nhờ vào tính an toàn mà vẫn không kém phần hiệu quả. Một số gợi ý sau đây có thể sẽ giúp ích cho mẹ trong việc đẩy lùi cơn ho của bé:

  • Lá húng chanh

Mẹ hái một nắm nhỏ húng chanh, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào chén cùng với đường phèn hoặc mật ong. Sau đó, hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống.

  • Cây xương sông
    Chọn những búp lá xương sông còn non (có thể kết hợp cùng lá hẹ), rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày. Lá xương sông có vị cay, tiêu đờm tốt, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn hỗ trợ giảm cảm sốt, ho và chữa khản tiếng do viêm thanh quản.

Untitled-1

Lá húng chanh và lá xương sông là những thảo dược giảm ho hiệu quả

  • Quất xanh

Lấy 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, giữ nguyên cả hạt, vỏ, sau đó trộn với đường phèn hoặc mật ong. Hấp chín cách thủy. Dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Với bài thuốc này, mẹ cần lưu ý không bỏ hạt quất trước khi hấp cách thủy vì hạt quất có tác dụng làm ấm thanh quản, tiêu đờm.

  • Nước củ cải luộc

Cắt chừng 4-5 lát củ cải trắng cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, chuyển sang đun nhỏ lửa trong 5 phút, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng.

  • Đường nâu, gừng và tỏi

Đun sôi nước gừng với đường nâu, cho thêm 2-3 tép tỏi vào nấu thêm 10 phút rồi cho bé uống khi còn ấm, sẽ có tác dụng giảm cảm và ho rất hiệu quả

  • Nước tỏi hấp

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không nhất thiết phải cho bé ăn tỏi, mẹ chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm 2-3 lần/ngày sẽ không những hỗ trợ giảm ho, cảm lạnh mà còn rất tốt cho dạ dày và phổi của bé.

  • Bài thuốc từ hành tây, hành tím, tỏi, gừng và đường

Hành tây cắt ra thành từng khúc nhỏ, hành tím thái lát rồi cho tất cả vào một chiếc lọ thủy tinh nhỏ, cho thêm một ít tỏi đã bóc vỏ và gừng thái lát, đổ một lớp đường lên trên lớp hành, tỏi, gừng và xóc nhẹ cho đường rơi xuống đáy lọ. Tiếp tục cho thêm hành, gừng và tỏi rồi đổ thêm đường cho đến khi đầy lọ và đậy chặt nắp. Chỉ trong vòng 4 tiếng sau, mẹ đã có một lọ thuốc ho vô cùng hiệu quả cho bé. Nếu bảo quản tốt, lọ thuốc này có thể sử dụng trong vòng 1 năm.

Untitled 2

Các loại củ này không chỉ là gia vị mà còn giảm ho rất hữu hiệu

  • Vừng nấu với bột quả óc chó

Nguyên liệu bao gồm 15 gam vừng, 15 gam bột óc chó, 12 gam đường phèn. Vừng và quả óc chó rang thơm, rồi nghiền thành bột, hòa tan cùng đường phèn vào nước sôi rồi cho bé uống.

Hỗ trợ giảm ho bằng các bài thuốc dân gian thường đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng thuốc Tây, nhưng bù lại rất an toàn cho cơ thể của trẻ. Song song với việc chữa bệnh, mẹ cũng đừng quên giữ thói quen đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường, hạn chế tối đa khói thuốc lá, lông súc vật và các chất độc hại trong môi trường sống. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú trọng tới việc tăng sức đề kháng cho bé bằng chế độ dinh dưỡng và rèn luyện hợp lý. 

Mùa đông này, chỉ cần trang bị cho mình đủ kiến thức và kỹ năng đối phó với chứng ho nói riêng cũng như các bệnh đường hô hấp nói chung, mẹ sẽ bớt đi được một nỗi lo đáng kể về sức khỏe bé yêu.

Có thể bạn quan tâm:

Làm sao để bé “thỏa hiệp” khi uống thuốc?

Mẹo chữa viêm họng cho bé khi thời tiết chuyển mùa

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Tạm tính