Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố: chế độ dinh dưỡng, di truyền (do gene) và thông qua quá trình rèn luyện, học tập. Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm là một trong những cách thiết thực nhất giúp trẻ phát triển trí tuệ, khỏe mạnh, góp phần mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ. Hãy cùng Bio-acimin Gold tìm hiểu những dưỡng chất nào, thực phẩm nào giúp bé thông minh mẹ nhé!
- Sữa mẹ:
Nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ được chứng minh là nguồn dinh dưỡng quí giá không gì có thể thay thế vì chứa đầy đủ các chất cần thiết, mang lại những lợi ích tối đa cho sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nhà khoa học Đan Mạch khẳng định rằng, sữa mẹ giúp bé vừa khỏe mạnh vừa thông minh hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ được bú mẹ trong chín tháng đầu đời sẽ thông minh hơn, so với bé không được bú mẹ hoặc bú mẹ trong vòng một tháng hoặc ít hơn.
- Protein – Axit-amin:
Protein (chất đạm) góp phần xây dựng các tế bào mô, cơ quan của cơ thể, cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết, các men và các vitamin. Đối với não, protein đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động của não như: trí nhớ, ngôn ngữ, suy nghĩ, vận động, tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể, tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh…
Đơn vị của protein là các axit-amin. Có rất nhiều loại axit-amin khác nhau, trong đó có 18 loại axit amin cần thiết nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp được mà phải dựa vào nguồn thực phẩm bổ sung như thịt, cá, trứng, sữa, đậu… Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng ăn quá nhiều thịt sẽ gây phản tác dụng. Nếu bé chỉ ăn thịt mà ít ăn các loại thực phẩm khác sẽ làm cho dịch thể trong cơ thể nghiêng về tính axit, axit có nhiều trong não khiến não phản ứng chậm chạp.
- Glucose:
Glucose cung cấp năng lượng cho các hoạt động của não, kích thích tăng cường trí nhớ và thúc đẩy quá trình tư duy. Đường glucose nên được cung cấp từ cơm, cháo, bún, mì, khoai, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây… Hạn chế các loại đường tinh hấp thu nhanh vào máu có trong nước ngọt, bánh kẹo, thức uống có đường… Các loại đường này nếu hấp thu quá nhiều sẽ làm cho não luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, dẫn đến suy nhược thần kinh hoặc là bị ức chế thần kinh.
- Omega-3 và Omega-6
Omega-3 và Omega-6 là những a xít béo không bão hòa, có nhiều trong các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá basa, hạt mè, hạt hướng dương, hạt bí đỏ…. Chúng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển những tín hiệu thần kinh giữa các nơron não bộ, và cần thiết cho việc hình thành tế bào thần kinh. Như vậy, bổ sung Omega-3 và omega-6, sự chú ý, trí nhớ, khả năng tập trung của bé dần phát triển hơn. Các loại thực phẩm cung cấp omega-3 bao gồm: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá basa, tôm, sò, đậu nành, hạt dẻ,v.v… Omega-6 có trong các loại: Các loại hạt (hạt mè, hạt hướng dương, hạt bí đỏ), trứng gà, mỡ, v.v…
- Vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B cũng có tác động lên hoạt động não bộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung các chất vitamin và khoáng chất với liều lượng thấp có thể làm tăng nhẹ chỉ số IQ của bé (2-3 điểm).
Các vitamin nhóm B như B1, B3, B5, B6, B12 có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau, sữa tươi…
- Vitamin B1: là chất không thể thiếu cho sự phát triển của não và khả năng tư duy của con người, có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu hạt
- Vitamin B6: chủ yếu liên quan đến quá trình trao đổi chất, có tác dụng bổ trợ cho các chất xúc tác trong não, có nhiều trong các loại cá, các loại hạt đậu, gạo chưa giã kỹ.
- Vitamin B9: có nhiều trong rau lá xanh đậm, các loại hạt, cam, lòng đỏ trứng…
- Vitamin B12: nếu thiếu vitamin này sẽ dẫn đến thiếu máu, làm cho não không lấy được oxy và các chất dinh dưỡng. Vitamin B12 có nhiều trong: gan bò, gan lợn, sữa tách bơ, con hàu, cá trích, thịt, cá, trứng, sữa…
6.Sắt:
Chất sắt là nguyên liệu để tạo hồng cầu trong máu mang oxi tới các tế bào trong cơ thể (trong đó có tế bào não) để nuôi dưỡng cơ thể, thúc đẩy tế bào não phát triển. Thiếu hụt sắt sẽ khiến bé chậm phát triển tinh thần vận động, bị hạn chế sự nhận thức, không tập trung, chóng mệt mỏi, buồn ngủ, giảm trí nhớ… Thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm: thịt, gan, tiết, lòng đỏ trứng, cá, các loại rau như: rau dền, rau ngót,…, các loại ngũ cốc: đại mạch, kê, bánh mỳ, các loại đậu…
7.Kẽm:
Chất kẽm rất có ích cho não bộ, vì kẽm giúp bảo vệ các tế bào trước những tác động có hại, ảnh hưởng tới trao đổi chất, tham gia vào hình thành mô não bộ, kiểm soát, tổng hợp những chất đạm có ích cho trí nhớ và học tập. Khi thiếu chất vi lượng này cơ thể không có biểu hiện gì đặc biệt, nên chúng ta rất khó nhận biết để kịp thời bổ sung. Bé có thể nhìn kém trong bóng tối và nheo mắt, dù không có rối loạn thị giác rõ rệt nào. Việc thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng tới khả năng nhận biết của trẻ và làm giảm sản xuất một số men tiêu hóa, có thể gây ra biếng ăn. Hải sản và thịt, sữa được xem là nguồn cung cấp kẽm rất lớn cho cơ thể trẻ. Ngoài ra kẽm còn có trong: gan, trứng, nấm, ngũ cốc, đậu phụ, cá khô, con hàu, rau câu, thịt lợn, hạt đậu, nấm, sò biển…và các loại hạt dẻ, hạt bí đỏ và hạt vừng.
8.I-ốt:
I-ốt có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ở những nước thiếu I-ốt tự nhiên, chỉ số trí tuệ trung bình của người dân kém hơn các nước khác có I-ốt đầy đủ từ 10 đến 15%. Cung cấp Iốt đầy đủ liên tục giúp hình thành não bộ hoàn chỉnh. Iốt cũng là nguyên liệu để tổng hợp hormone tuyến giáp rất cần thiết cho tăng trưởng, điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương và các bộ phận khác của cơ thể như tiêu hóa, tim.
Cách tốt nhất để bổ sung I-ốt là dùng muối chứa i ốt trong nấu ăn. Ngoài ra, I-ốt được tìm thấy nhiều nhất trong tảo, hải sản, trứng, sữa, rau xanh
9.Cholin
Cholin là tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine rất quan trọng trong việc tăng cường trí nhớ và phát triển sự nhận thức cho bé. Người ta nhận thấy một chế độ ăn đầy đủ cholin thời ấu thơ có tác dụng phòng ngừa bệnh Alzheimer’s. Cholin được xem là một dưỡng chất cần thiết cho con người với nhu cầu khuyến nghị là 250mg mỗi ngày cho bé 3-6 tuổi. Cholin có nhiều trong gan (350mg/100g), trứng (250mg/1 quả), bắp cải (250mg/100g), đậu nành (290mg/100g)… Sữa bò có ít cholin chỉ có 23mg/100ml. Ngoài ra Cholin có trong thịt bò, trứng, nước cam, chuối, sữa…
Các bài viết liên quan:
Tuyệt chiêu giúp bé phát triển trí não ngay từ đầu
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cách nào cho hiệu quả