Trang chủ / Cách lựa chọn và bảo quản rau xanh cho bé ăn dặm

Cách lựa chọn và bảo quản rau xanh cho bé ăn dặm

Các loại rau, củ là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Chất xơ giúp trẻ hạn chế táo bón, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các chứng bệnh tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu. Thực phẩm giàu chất xơ còn có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài. Tuy nhiên để lựa chọn rau củ an toàn và bảo quản rau củ tươi lâu, tạo điều kiện cho bé được hấp thu tối đa dinh dưỡng  từ rau củ, mẹ cần biết một số “bí quyết” sau.

1. Cách lựa chọn rau an toàn

Nhìn chung, vẻ bề ngoài của rau “sạch” thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Khi chọn rau, các mẹ cần chú ý rằng rau an toàn thường có lá và thân hơi cứng, bề mặt lá không tươi xanh mơn mởn. Với  củ, củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại được ngâm thuốc có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc đã héo.

Ngoài ra, không nên mua rau củ trái mùa vì cây trái mùa năng suất thấp, dễ sâu bệnh, khiến người trồng sử dụng thuốc kích thích và trừ sâu với hàm lượng lớn hơn. Nếu ăn thường xuyên, sức khỏe của bé và gia đình ít nhiều bị ảnh hưởng.

Cách lựa chọn một số loại rau, củ phổ biến:

  • Rau muống

 Cach-lua-chon-bao-quan-rau 1

 

Tháng 4 – 5 – 6 thường là mùa của rau muống. Nhưng không phải vì thế mà bạn có thể lơ là việc chọn rau. Bạn nên tránh những mớ rau có ngọn non, vươn dài mỡ màng vì rau đó thường đã bị phun thuốc kích thích. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng hơn nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn hơn hẳn.

  • Mướp đắng

Những quả to, màu xanh đậm, thân phình to, vỏ láng bóng là những quả hái từ giàn được bón nhiều đạm và chất kích thích sinh trưởng. Các mẹ nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti để đảm bảo an toàn và chất lượng.

Cach-lua-chon-bao-quan-rau 6

  • Cà chua 

Cach-lua-chon-bao-quan-rau 2

Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.

  • Rau cải

Cach-lua-chon-bao-quan-rau 7

Non mơn mởn, lá màu xanh ngắt, không thấy dấu vết sâu bệnh và đều tăm tắp là những dấu hiệu “nhận diện” rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Mẹ không nên sử dụng rau cải này để nấu ăn cho bé.

  • Giá đỗ

Cach-lua-chon-bao-quan-rau 3

Những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ theo một quy trình độc hại: Khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

2 .Cách bảo quản rau, củ trong tủ lạnh

  • Phân loại rau, củ

Cach-lua-chon-bao-quan-rau 5

Những nhóm rau củ khác nhau cần có những cách bảo quản riêng, do nhu cầu về điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Không phải tất cả các loại rau đều nên bảo quản trong tủ lạnh. Chẳng hạn, khoai tây chỉ nên đựng trong túi giấy khô màu tối, để ở nơi thoáng mát. Cà chua không nên để trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ làm chúng sẽ mất mùi và mất luôn chất dinh dưỡng rất nhanh.

  • Loại bỏ những phần bị sâu, tránh rửa rau

Để bảo quản rau củ tươi lâu trong tủ lạnh, trước khi cho vào mẹ hãy cắt bỏ những chỗ bị sâu, úa để tránh lan sang những chỗ khác.

Với những phần rau tươi xanh, mẹ không nên rửa nước hoặc ngắt bỏ cuống bởi rau củ đã chẻ, cắt, nhặt… bị hỏng nhanh hơn so với rau, củ được giữ nguyên dạng. Bên cạnh đó, một số loại rau như rau muống, rau ngót, rau dền, rau mồng tơi…  không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh bởi các loại lá này đều được bao bọc bên ngoài bởi một lớp bảo vệ tự nhiên. Việc rửa rau đã vô tình loại bỏ lớp bảo vệ khiến rau chóng hỏng hơn.

Trước khi cho vào tủ lạnh, mẹ có thể cuộn nhẹ rau vào 1, 2 lớp giấy hoặc vải sạch. Khi dùng, mẹ chỉ cần lấy ra rửa sạch và chế biến bình thường. Với cách làm này, mẹ có thể giữ rau được 3 – 4 ngày.

Cach-lua-chon-bao-quan-rau 4

  • Nhiệt độ bảo quản

Chọn đúng nhiệt độ cho tủ lạnh cũng là cách tốt để bảo quản rau củ tươi lâu hơn. Tủ lạnh nên được duy trì 34°-40°F (tương đương với 1°-4°C) khi bảo quản rau quả. Bởi vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả  được bảo quản ở nhiệt độ trên 4°C, làm hư hỏng các loại thực phẩm. Nếu nhiệt độ quá thấp thì rau củ lại dễ bị đóng băng. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản rau củ trong tủ lạnh là từ 1°- 4°C.

  • Tránh mùi hôi rau củ

Các loại rau củ quả như hành củ, hành lá, rau mùi… thường có mùi hôi khi để trong tủ lạnh và sẽ ảnh hưởng đến mùi vị các loại thực phẩm khác. Để giảm mùi, mẹ chỉ cần đặt 1 hộp bột nở trong tủ lạnh để hấp thụ mùi hôi và độ ẩm.

Các bài viết liên quan:

Những thực phẩm giàu probiotics tốt cho hệ tiêu hóa trẻ nhỏ

Bổ sung kẽm để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Thực phẩm giúp bé thông minh vượt trội

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Tạm tính