Bé bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt khiến nhiều cha mẹ lo lắng, bối rối không biết cách xử lý dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ “gỡ rối” khi con bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt.
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt
Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, mẹ cần đặc biệt cảnh giác với tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt bởi nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường ruột.
Dưới đây là 2 nguyên nhân phổ biến có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm sốt ở trẻ em:
- Nhiễm khuẩn: Tác nhân gây rối loạn tiêu hóa kèm triệu chứng sốt cao, tiêu chảy ở trẻ thường là Salmonella, E. Coli, Campylobacter, phẩy khuẩn tả… Chúng thường xâm nhập vào cơ thể khi trẻ tiếp xúc với nguồn nước bẩn, thức ăn chưa được chế biến kỹ, các loại vật dụng, đồ chơi nhiễm khuẩn. Trẻ từ 0 – 3 tuổi là đối tượng dễ nhiễm khuẩn đường ruột nhất do thói quen mút tay, ngậm, mút đồ chơi…
- Nhiễm virus: Tác nhân hàng đầu là rotavirus. Khi nhiễm loại virus này, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiều lần, nôn, sốt…
Bé bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt có nguy hiểm không?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Nếu trường hợp sốt nhẹ, có sức đề kháng tốt, được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ có thể khỏi sau 2 – 3 ngày mà không để lại di chứng, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp trẻ có sức đề kháng kém, rối loạn tiêu hóa kéo dài thì có thể dẫn tới sốt cao, mất nước, co giật, rối loạn điện giải… Nghiêm trọng nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu tình trạng mất nước, mất điện giải nghiêm trọng, kéo dài.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và sốt thường có sức khỏe yếu, cơ thể kém hấp thu, xanh xao hơn bình thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé biếng ăn, kén ăn dẫn tới thiếu dưỡng chất, suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa kéo dài kèm sốt còn khiến trẻ dễ bị các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công đường ruột, gây các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa, viêm ruột… ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của bé. Do vậy, nếu bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bé bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt nên ăn gì, uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Với các trường hợp bệnh nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để hạ sốt và cải thiện rối loạn tiêu hóa cho trẻ:
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ, chườm ấm hoặc lau cơ thể bằng khăn ấm để hạ nhiệt độ cơ thể bé. Trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt như Paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng/lần.
- Nếu trẻ còn bú mẹ, nên tiếp tục cho bé bú nhiều lần hơn bình thường, kết hợp uống oresol đúng chỉ dẫn theo độ tuổi.
- Cân đối thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, không nên kiêng khem quá mức.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
- Bổ sung men vi sinh Bio-acimin Gold+ để tăng cường gấp 3 lợi khuẩn và nấm men, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Duy trì sử dụng Bio-acimin Gold+ mỗi ngày trong ít nhất 3 tháng giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh lý đường ruột, đường hô hấp cho trẻ. Bio-acimin Gold+ còn cung cấp nhiều vitamin, dưỡng chất thiết yếu giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu, phục hồi sức khỏe sau rối loạn tiêu hóa.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, co giật, tiêu chảy liên tục, nôn ói…
Nhìn chung, bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt không phải là tình trạng phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ, không chủ quan trước các dấu hiệu bất thường. Quan trọng hơn, mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ.