Mục lục nội dung
Cứ 5 trẻ sử dụng thuốc kháng sinh thì có 1 trẻ sẽ bị tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh nên làm gì? Dùng men vi sinh có giúp ích gì cho trẻ?
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh
Tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh được miêu tả là tình trạng đi tiêu lỏng, xảy ra do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Hiện tượng này có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là với trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh.
Những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh:
- Trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc phân có nước (phân sống).
- Tiêu chảy thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 khi dùng thuốc kháng sinh. Đôi khi, tiêu chảy có thể bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên và kéo dài đến một vài tuần sau khi trẻ kết thúc đợt kháng sinh.
Thông thường, hiện tượng này diễn ra rất nhẹ và hết ngay khi cho trẻ ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tiếp tục dùng thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nặng hơn.
Nguyên nhân gây tiêu chảy do thuốc kháng sinh
Hệ tiêu hóa là một hệ sinh thái phức tạp, với hàng triệu vi sinh vật bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Tỷ lệ cân bằng của hệ vi sinh này là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Trong số các hại khuẩn đó, tồn tại không ít nguy hiểm.
Khi trẻ bị ốm cần sử dụng thuốc kháng sinh, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại, các loại kháng sinh cũng đồng thời diệt luôn cả các lợi khuẩn trong đường ruột. Lúc này, sự cân bằng bị đảo lộn, hại khuẩn được dịp “bùng lên” và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy do dùng kháng sinh.
Biến chứng của tiêu chảy do thuốc kháng sinh
Một trong những biến chứng chính của tiêu chảy do thuốc kháng sinh là mất nước. Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm (đau hoặc sưng) ruột già. Các dấu hiệu viêm bao gồm:
- Trẻ bị sốt, đau bụng;
- Đi ngoài phân có máu hoặc chất nhầy;
- Thể trạng của trẻ rất yếu.
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do thuốc kháng sinh
Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh
Nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ, bạn nên tiếp tục cho trẻ dùng thuốc kháng sinh cho đủ liều mà bác sỹ yêu cầu. Bởi ngừng thuốc kháng sinh khi chưa uống hết theo chỉ định sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh – vi khuẩn kháng thuốc.
Bạn cũng không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc chống tiêu chảy khác khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Chúng có thể gây tương tác với loại thuốc trẻ đang uống, khiến cho tình trạng trở nên nặng hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước
Để tránh mất nước, nên cho trẻ uống nước thường xuyên. Tuy nhiên, đừng cho trẻ uống nước ép trái cây hoặc nước giải khát, vì chúng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn.
Chú ý đến những thực phẩm cho trẻ ăn
Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn cũng cần chăm sóc trẻ theo một chế độ ăn đặc biệt. Thay vì chỉ cho trẻ ăn những gì mà bé thường ăn, bạn nên lựa chọn những món mềm, dễ tiêu hơn với hệ tiêu hóa của bé. Nên tránh các loại đậu, thức ăn cay, các món chế biến từ hải sản, đồ ăn lạnh…
Các món mềm bạn có thể tham khảo cho bé ăn là cháo loãng, súp, cơm nát. Kết hợp với các loại thịt giàu dinh dưỡng như lợn, gà. Một lưu ý nho nhỏ nữa là lúc này bé đang ốm, kèm theo tiêu chảy do dùng kháng sinh, nên tiêu hóa của bé sẽ rất yếu. Việc băm hoặc xay nhỏ đồ ăn rồi nấu chín kỹ sẽ phù hợp hơn.
Tiêu chảy khiến cho trẻ bị mất nước. Vì thế, những loại rau củ có tác dụng giữ nước như cà rốt, củ cải đường,bí, chuối, hồng xiêm, cam,… rất tốt cho tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bé nữa.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc kháng sinh làm tiêu diệt cả vi khuẩn xấu và tốt trong ruột nên dễ khiến trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Để thiết lập lại cân bằng này, phòng ngừa tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ.
Khi lựa chọn men vi sinh, bố mẹ nên lưu ý lựa chọn chế phẩm men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn. Bởi bào tử lợi khuẩn sẽ không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Nhờ vậy, chúng có thể qua rào chắn tiêu hóa, vào đến ruột non và thực hiện “nhiệm vụ”. Tại đây, các bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Nhờ đó, hệ tiêu hóa sẽ được cân bằng lại và chấm dứt tình trạng tiêu chảy ở trẻ dễ dàng, cải thiện hệ thống tiêu hoá, đặc biệt là ở những trẻ dùng kháng sinh kéo dài.
Đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện nặng hơn
Trong trường hợp bạn đã thử tất cả các biện pháp trên nhưng tinh trạng của trẻ vẫn không đỡ, hãy đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện sau:
- Trẻ bị tiêu chảy nặng hơn;
- Trẻ bị sốt;
- Có máu trong phân;
- Trẻ rất mệt mỏi và không uống nước;
- Trẻ có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như ít đi tiểu, cáu kỉnh, mệt mỏi và khô miệng.
Trong quá trình chăm sóc sức khỏe bé yêu, nếu có bất kỳ khó khăn nào mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin qua website: https://www.bioacimin.com/ hoặc hoặc đặt câu hỏi trực tiếp tại https://www.bioacimin.com/chuyen-gia-tu-van để được tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh!