Điều nguy hiểm ở rối loạn tiêu hoá cao cấp là bệnh dễ chuyển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của bé trong thời gian ngắn. Vì thế, mẹ cần phân biệt các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá cao cấp để có các biện pháp ứng phó phù hợp.
Rối loạn tiêu hoá có thể chia làm hai cấp độ là sơ cấp và cao cấp. Mức sơ cấp như nôn trớ, chướng bụng đầy hơi, đau bụng, phân sống… bé có thể tự khỏi nếu có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nhưng nếu bé sốt kèm theo nôn ói, hoặc bị tiêu chảy, táo bón kéo dài; tức bé đã bị rối loạn tiêu cao cấp, mẹ không thể tự xử lý bằng các phương pháp thông thường, mà cần dẫn bé đi gặp bác sĩ để được nhận phác đồ điều trị.
Bio-acimin liệt kê một số nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo, cách đối phó tạm thời của rối loạn tiêu hoá cao cấp để mẹ chú ý nhé!
Đi ngoài nhiều lần:
Nguyên nhân: Bé muốn đi vệ sinh vì nhu động ruột tăng, ruột già co bóp nhiều để đẩy khối thức ăn ra ngoài, gây ra phản xạ đại tiện. Trong thời gian bú mẹ, một ngày bé đi tiêu 5 – 7 lần; khi bé hơn 6 tháng tuổi có thể đi tiêu 1 – 2 lần một ngày.
Độ tuổi thường gặp: Khi bé dưới 1 tuổi.
Cách khắc phục: Nếu bé vẫn ăn uống tốt, chơi đùa và lên cân bình thường thì mẹ chỉ cần theo dõi chặt chẽ. Nhưng nếu bé đi ngoài nhiều lần kéo dài, đây là dấu hiệu hệ tiêu hoá có vấn đề, mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán bệnh lý và hướng dẫn điều trị. Đi ngoài nhiều lần làm bé bị mất nước, mất chất dinh dưỡng khiến sức khoẻ giảm sút nhanh chóng; nên mẹ phải cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều đồ dễ tiêu bổ sung cho lượng thực phẩm đã mất đi.
Đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể mất nước nên mẹ cần cho bé uống nhiều nước
Lưu ý: Nếu bé bị đau quặn bụng trước khi đi ngoài, thường xuyên bị đầy bụng, xì hơi nhiều, có chất nhầy trong phân, rất có thể bé đang bị hội chứng ruột kích thích. Hoặc bé đi ngoài ra phân lỏng nhiều nước; kèm theo sốt, lả người, miệng khô, quấy khóc; tức bé đã bị tiêu chảy. Trong cả hai trường hợp mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Sốt:
Nguyên nhân: Bé bị sốt khi cơ thể bé bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, vi nấm… Vì thế, sốt cao kèm rối loạn tiêu hoá có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị những bệnh nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn hệ tiêu hoá, viêm màng não, virus, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa…
Độ tuổi thường gặp: Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng nguy hiểm nhất khi bé dưới 1 tuổi.
Không thể xem nhẹ khi bé sốt kèm với rối loạn tiêu hoá
Cách khắc phục: Mẹ hãy đưa bé tới bệnh viên ngay khi bé bị sốt cao trên 38 độ và có triệu chứng như khóc không nín, ngủ li bì khó đánh thức, khó thở, không nuốt thức ăn được, tiêu chảy… Trong thời gian chờ đợi, mẹ hãy cho bé bú nhiều, cho uống nước và vitamin B, C; vì sốt gây mất nước và tăng nhu cầu vitamin. Nếu bé sốt từ 38.5 độ C trở lên bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt để tránh tổn thương não. Mẹ chú ý làm món ăn dễ tiêu hoá và thơm ngon hơn vì sốt gây ức chế men tiêu hoá nên bé hay chán ăn.
Lưu ý: Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hạ sốt về dùng tại nhà bởi nếu bé bị nhiễm khuẩn ở hệ tiêu hoá thì thuốc hạ sốt không bao giờ trị dứt bệnh, ngược lại còn gây tác dụng phụ, bệnh nặng hơn. Nếu bé sốt mà không kèm triệu chứng rối loạn tiêu hoá như nôn ói, đi ngoài nhiều lần… thì không được coi là rối loạn tiêu hoá cao cấp. Đó là dấu hiệu cơ thể bé đang chống lại viêm nhiễm ở một bộ phận nào đó, nếu sốt trên 38 độ C hãy dẫn bé đến khám bác sĩ.
Tiêu chảy:
Nguyên nhân: Tiêu chảy là khi đi vệ sinh ra phân lỏng như nước, từ 3 – 10 lần một ngày, xảy ra khi bé bị tăng nhu động ruột, thức ăn chuyển qua ruột nhanh hơn, gây ra phản xạ đi ngoài nhiều lần. Có thể vì bé bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella… Nếu bé bị kích thích tâm lý như lo sợ, stress, tế bào ruột cũng có thể tăng tiết chất serotonin, tạo cơn co bóp ruột, gây tiêu chảy. Đặc biệt, bé dưới một tuổi có thể bị tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus. Tiêu chảy nguy hiểm vì chúng gây ra phản ứng dây chuyền có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Mất nước và chất điện giải như Na+, K+ khiến nồng độ axit trong cơ thể tăng, bé có thể bị nhiễm độc axit (nhiễm toan). Hậu quả của bệnh nhiễm toan là cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, thở gấp, tăng nhịp tim, nặng thì bị hôn mê, sốc không hồi phục, có trường hợp đã tử vong.
Độ tuổi thường gặp: Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Khi bé tiêu chảy, mẹ phải cho bé uống thật nhiều nước biển khô (oresol)
Cách khắc phục: Ba nguyên tắc điều trị tiêu chảy là giải quyết nguyên nhân gây bệnh (chống nhiễm khuẩn, chống dị ứng), bổ sung nước và muối (dung dịch NaCl, NaHCO3, glucoza…), chống suy dinh dưỡng. Điều quan trọng nhất mẹ cần ưu tiên làm ngay là bù chất điện giải cho bé, ví dụ như cho pha nước biển khô (oresol) để bé uống liên tục, đều đặn, cho bé bú nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, mẹ hãy chống suy dinh dưỡng trong thời gian dưỡng bệnh bằng cách cho bé ăn đồ dễ tiêu như sữa bột, cháo loãng, lòng đỏ trứng gà, tránh cho nhiều thịt đỏ và dầu mỡ.
Lưu ý: Nếu bé có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp, đi ngoài từ 3 đến 20 lần một ngày, ói mửa, đau đầu; mà mẹ chưa cho bé uống vắc – xin ngừa tiêu chảy Rotavirus, hãy đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức.
Táo bón:
Nguyên nhân: Bệnh xảy ra khi bé đi ngoài ít hơn ba lần một tuần. Ngược lại với tiêu chảy, táo bón xuất hiện khi giảm nhu động ruột, thức ăn đi chậm lại trong ruột già, nước bị hấp thụ hết, khi thành phần nước trong chất thải nhỏ hơn 75% làm phân vón cứng, khó đại tiện. Bé giảm nhu động ruột có thể vì bé nín đi vệ sinh, bị nhiễm độc, thiếu nước, thiếu chất xơ, thiếu Magie ; hoặc bị căng thẳng tâm lý do thay đổi môi trường, mới đi học,…
Độ tuổi thường gặp: Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Khi bị táo bón, bé mệt mỏi, hay quấy khóc
Cách khắc phục: Nguyên lý của chữa trị táo bón là phải làm rỗng đại tràng, giúp bé đi tiêu được để cơ thể thải độc. Mẹ hãy cho bé uống nhiều nước; ăn nhiều rau củ và uống nước trái cây, giảm lượng thịt đỏ và dầu mỡ; bổ sung Magie qua thực phẩm như chuối, khoai lang, tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn… Nếu bé bị nặng tới mức không thể tự đi đại tiện được, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ chỉ định các biện pháp chữa trị như thụt hậu môn, dùng thuốc đút hậu môn hay thuốc nhuận tràng.
Lưu ý: Táo bón là bệnh rối loạn tiêu hoá thường gặp, nhưng nếu bệnh nặng lâu ngày sẽ rất có hại. Vì 70% hệ miễn dịch của cơ thể gắn với hệ tiêu hoá , táo bón làm giảm sức đề kháng của bé. Táo bón nặng kéo dài có thể gây ra bệnh nhiễm độc đường ruột. Bởi ruột già chứa các chất thải như khí độc SO2, H2S; CO2, chất độc cadaverin, putressin, indol, scatol, mecaptan… , đại tràng sẽ hấp thu chất độc ngược vào máu. Nhiễm độc đường ruột thường diễn biến nặng ở trẻ em vì sức đề kháng của bé còn non yếu; bé sẽ có triệu chứng nhức đầu, thiếu máu, thậm chí giảm huyết áp động mạch, giảm co bóp tim.
Rối loạn tiêu hoá cao cấp thường gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khoẻ của bé. Vì thế, mẹ hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh, giúp bé nuôi dưỡng hệ tiêu hoá thật tốt bằng chế độ dinh dưỡng đúng thời điểm, đúng liều lượng, thật vệ sinh. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý từng thay đổi nhỏ của bé để ứng phó sớm khi dấu hiệu đầu tiên của chứng rối loạn tiêu hoá cao cấp xuất hiện. Và luôn luôn cập nhật các kiến thức khoa học mới nhất để bảo vệ bé đúng cách, mẹ nhé!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Fiber bổ sung chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh giúp giải quyết hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ
Synergy 1 là sự kết hợp hiệu quả giữa chất xơ hòa tan Inulin và FOS, được chiết xuất từ thực vật, khi được bổ sung vào đường tiêu hóa chúng hút nước, trương nở tạo hệ gel nhớt làm mềm và tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Ngoài ra, Synergy 1 khi ở trong ruột già còn được các vi khuẩn có lợi lên men sử dụng làm thức ăn, do đó thúc đẩy sự phát triển của hệ lợi khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, Synergy 1 còn làm tăng hấp thu calci cũng như các khoáng chất ở đường tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ.
Men vi sinh Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium là những chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nhờ sự kết hợp của chất xơ tự nhiên Synergy 1 và các men vi sinh, Bio-acimin Fiber giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón của trẻ nhờ 3 tác dụng:
- Làm mềm và tăng thể tích phân
- Kích thích nhu động ruột
- Bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nhai Bio-acimin Chew F: Bổ sung viên nhai – Ngại gì táo bón
Trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển kéo dài suốt nhiều năm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F đã được ra đời. Cùng với hương vị sữa thơm ngon và dạng bào chế viên nhai tiện sử dụng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F giúp trẻ dễ dàng sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi và tiết kiệm nhiều thời gian cho mẹ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ một cách hiệu quả nhờ sự kết hợp giữa chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh. Nhờ cơ chế trương nở tạo hệ gel nhớt, Synergy 1 sẽ giúp làm mềm và tăng cường thể tích phân, kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài dễ dàng, trơn mượt. Cùng với đó, men vi sinh Bacillus coagulans, Bacillus clausii đảm nhiệm vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả và bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F – Giải pháp đơn giản, tiện lợi hỗ trợ mẹ cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1900.6436 hoặc mua hàng online tại đây
Ngoài ra khi mua online mẹ còn được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:
- Fanpage Bio-acimin: https://www.facebook.com/bioacimin.bungkhoetoandien
- Website: https://www.bioacimin.com/mua-hang
- Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436
- Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người
Số GPQC TPBVSK Bio-acimin Fiber: 01681/2016/XNQC-ATTP
Số GPQC TPBVSK Bio-acimin Chew F: 01306/2019/ATTP-XNQC
Hotline: 1900 6436
Website: bioacimin.com
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR
Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
Website: ww.duocmelinh.com
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.duocvietduc.com
Bài viết liên quan:
Mẹ nên làm gì để giữ hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh?
Điểm danh nguyên nhân bé bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm
Những điều mẹ chưa biết về hệ tiêu hóa của bé