Trang chủ / Rối loạn tiêu hóa sơ cấp ở trẻ em và cách xử lý

Rối loạn tiêu hóa sơ cấp ở trẻ em và cách xử lý

Rối loạn tiêu hoá là chứng bệnh thường gặp khi bé dưới một tuổi. Vì hệ tiêu hoá của bé non yếu, thường chuyển biến khó nắm bắt. Để bảo vệ bé, mẹ hãy cùng Bio-acimin tìm hiểu các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá sơ cấp và cách ứng phó kịp thời nhé!

Rối loạn tiêu hoá xảy ra khi hệ tiêu hoá không thực hiện tốt 4 nhiệm vụ chính: tiết men tiêu hóa, co bóp, hấp thu và bài tiết. Rối loạn tiêu hoá có thể chia làm hai mức: sơ cấp và cao cấp. Mức sơ cấp bé thường hay gặp là bị nôn trớ, chướng bụng đầy hơi, đau bụng, phân sống… Mức cao cấp cần mẹ theo dõi chặt chẽ hoặc đưa đi khám ngay lập tức là bé bị sốt, đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, táo bón…

Rối loạn tiêu hoá sơ cấp như nôn trớ, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống… là những triệu chứng không thể tránh khỏi trong quá trình của bé lớn lên. Mẹ cần chú ý theo dõi, giúp cơ thể bé tự thích nghi, bệnh có thể tự khỏi. Bio-acimin sẽ cung cấp thông tin cho mẹ về nguyên nhân, độ tuổi thường gặp, cách khắc phục và lưu ý của một số loại rối loạn tiêu hoá sơ cấp nhé!

roi loan tieu hoa

Với rối loạn tiêu hoá sơ cấp, bé có thể tự điều chỉnh để thích nghi

Rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn trớ:

Nguyên nhân: Cứ ba đứa trẻ thì sẽ có hai bé bị nôn trớ trong những tháng đầu đời, gọi là nôn trớ sinh lý. Vì khi mới sinh dạ dày của bé còn nhỏ, chúng ở tư thế nằm ngang, nên khi bé nằm, sữa và thức ăn dễ trào ra ngoài . Bên cạnh đó, dưới thực quản của bé có cơ hoành và cơ vòng co bóp giữ thức ăn không đi lên, nếu cơ vòng thường xuyên giãn mở trong lúc dạ dày tiêu hoá sữa, luồng sữa sẽ trào ngược ra ngoài.

Độ tuổi thường gặp: Khi bé dưới 1 tuổi. Có 75 – 80% bé tự hết nôn trớ khi được một tuổi, do cấu trúc của đường tiêu hoá đã hoàn chỉnh.

Cách khắc phục: Mẹ cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không quá no, để bé ngậm sâu quần vú mẹ. Sau khi bú, mẹ hãy giúp bé cảm thấy dễ chịu bằng cách vuốt lưng, bế một lúc để bé ợ hơi, rồi hẵng đặt nằm. Khi bé quấy khóc vì sữa trào ngược trong cổ họng, mẹ hãy bế bé lên, để bé nôn sữa ra cho bụng thoải mái.

roi loan tieu hoa so cap

Nôn trớ là bệnh rối loạn tiêu hoá thường gặp khi trẻ dưới 1 tuổi

Lưu ý: Nếu sau 1 tuổi bé vẫn thường xuyên nôn trớ, thì đây có thể bệnh lý, về lâu dài có thể gây viêm thực quản, mòn răng, hen suyễn, suy dinh dưỡng, nên mẹ cần dẫn bé đi khám bác sĩ.

Rối loạn tiêu hóa gây ra chướng bụng, đầy hơi

Nguyên nhân: Hiện tượng đầy hơi, trướng bụng là do lượng khí tăng lên trong dạ dày của bé, gây ợ hơi nhiều lần, đau bụng nhẹ, buồn nôn, sờ vào bụng thấy chướng căng… Chứng đầy hơi xảy ra khi bé bú mẹ nhưng ngậm không hết quầng vú, làm không khí vào dạ dày nhiều, gây tích tụ khí oxy và nito trong ống tiêu hoá; bé ăn nhiều tinh bột nhưng không tiêu hoá hết, hoặc bé bị loạn khuẩn đường ruột, không đủ men chuyển hóa thức ăn, gây ứ đọng, lên men và sinh hơi. 

Độ tuổi thường gặp: Chướng bụng, đầy hơi có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Cách khắc phục: Mẹ có thể hỗ trợ bé tiêu hoá bằng cách massage từ rốn ra ngoài bụng theo chiều kim đồng hồ, chườm nóng, uống trà gừng pha mật ong, sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá khoẻ hơn. Nếu bé thường xuyên bị đầy hơi sau bữa ăn, mẹ hãy cho bé ăn ít lại, chia nhỏ làm 6 – 8 bữa mỗi ngày …

bio acimin

Mẹ nên massage bụng nhẹ nhàng để bé tiêu hoá tốt, giảm đau bụng

Lưu ý: Nếu bé bị nặng tới mức đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực sau bữa ăn, có thể đây là dấu hiệu của bệnh dạ dày, bệnh giảm nhu động ruột, hoặc dấu hiệu bé bị stress nặng ảnh hưởng đến tiêu hoá… Mẹ nên đưa bé đi khám để đảm bảo an toàn cho bé.

Rối loạn tiêu hóa dẫn tới đau bụng:

Nguyên nhân: Đau bụng là hiện tượng thường gặp ở bé. Một số cơn đau bụng xảy ra do bé bị rối loạn tiêu hoá sơ cấp, không phải bệnh nghiêm trọng. Ví dụ như bé ăn không tiêu do nạp nhiều thực phẩm dinh dưỡng như gạo nếp, xôi, thịt đỏ, dầu mỡ cùng lúc. Hoặc bé ăn quá no so với dung tích dạ dày, như khi 6 tháng tuổi, dạ dày bé chỉ chứa được 60 – 90 ml, nếu bú nhiều hơn bé dễ bị đau bụng. Hoặc bé bị táo bón, cơn đại tiện khiến bé thấy đau bụng. Nếu bé bị đau bụng âm ỉ từ ngày này qua ngày khác, có thể bé đã bị nhiễm giun đũa.

Độ tuổi thường gặp: Chứng đau bụng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Cách khắc phục: Khi bé đau bụng do ăn không tiêu hoặc ăn quá no, mẹ kích thích tiêu hoá bằng cách xoa nhẹ bụng bé, giảm lượng đồ ăn trong khẩu phần. Nếu bé đau bụng do táo bón, mẹ cho bé ăn chuối, khoai lang kích thích tăng nhu động ruột. Nếu bé dưới 2 tuổi mà nghi nhiễm giun, mẹ hãy dẫn bé đi khám để được tư vấn khắc phục. cách xử lý rối loạn tiêu hóa

Bé ăn quá no so với sức chứa của dạ dày gây ra đau bụng

Lưu ý: Đau bụng có thể là biểu hiện của bệnh nghiêm trọng nếu như bé có các triệu chứng như đau ở hố chậu phải, đau quằn quại, bé khóc thét, mặt tái xanh, nôn ói, bị sốt, sức khoẻ suy sụp nhanh chóng… Rất có thể bé đang bị ngộ độc thức ăn, viêm ruột thừa, lồng ruột, tắc ruột,… Khi ấy, mẹ hãy đưa bé đi khám, để bác sĩ xem triệu chứng rồi kết luận.

Rối loạn tiêu hóa trẻ dễ bị tình trạng phân sống:

Nguyên nhân: Phân sống là tình trạng bé ăn gì thường đi ngoài ra cái đó, phân lúc rắn, lúc sền sệt, trong phân lợn cợn hạt, có bọt, hoặc có cả đồ ăn chưa tiêu hoá, phân màu vàng xanh. Nguyên nhân có thể do hệ tiêu hoá của bé chưa tiết đủ men xử lý hết lượng thức ăn nạp vào, trong bữa cơm có nhiều thịt đỏ, dầu mỡ nên khó tiêu,…

Độ tuổi thường gặp: Khi bé dưới 1 tuổi.

Cách khắc phục: Nếu đi ngoài phân sống khoảng 1 – 3 lần/ngày, phân sệt, ít nước thì không đáng lo. Khi bé không quấy khóc, không nôn trớ, vui vẻ chơi đùa, tăng cân bình thường, thì mẹ không cần can thiệp bằng thuốc, hãy để hệ tiêu hoá của bé tự phục hồi, tự đào thải độc tố.

Bio-acimin-roi-loan-tieu-hoa-so-cap-va-cach-xu-ly

Bé ăn nhiều thịt mỡ khó tiêu có thể gây ra đi ngoài phân sống

Lưu ý: Nếu bé đi phân sống nhiều lần trong ngày, bé lờ đờ mệt mỏi, sút cân, có thể do hệ tiêu hoá của bé kém hơn người thường, thậm chí bé đang có bệnh như chức năng gan kém, tắc ống dẫn mật. Nghiêm trọng hơn là đi ngoài 4 – 10 lần một ngày, phân có rất nhiều nước, người nóng sốt, nôn ói thì có thể bé đã bị tiêu chảy. Trong các trường hợp này mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay.

Rối loạn tiêu hoá là bệnh phổ biến đứa trẻ nào cũng gặp, nhưng không đơn giản để khắc phục. Bio-acimin mong rằng mẹ nắm chắc kiến thức khoa học, để khi bé có những triệu chứng bất thường, mẹ đủ thông tin để không đưa ra quyết định sai lầm trong lúc hoảng sợ. Hãy làm một người mẹ thông thái để yêu thương con đúng cách, bảo vệ con an toàn, mẹ nhé!

Bài viết liên quan:

Trẻ 8 tháng tuổi bị rối loạn phải làm gì?

Làm thế nào để bé yêu không phải “đụng độ” với rối loạn tiêu hóa?

Hệ tiêu hóa gặp vấn đề gì khi trẻ biếng ăn?


 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức 3+1, bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew: Bên cạnh dạng cốm vi sinh đã rất phổ biến, thương hiệu Bio-acimin chính thức ra mắt thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew. Đây là thành quả của quả của quá trình nghiên cứu và phát triển tỉ mỉ suốt nhiều năm, với mong muốn đa dạng hóa sản phẩm tối ưu sự tiện dụng cho người dùng.

Có thể sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, với hương vị Socola thơm ngon hấp dẫn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew tự tin giúp trẻ thêm yêu thích việc bổ sung men vi sinh hàng ngày, tiết kiệm nhiều thời gian cho mẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew là sự kết hợp của hỗn hợp lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulans, Bacillus clausii và nấm men Saccharomyces boulardii cùng các vi chất, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1900.6436.

Ngoài ra khi mua online mẹ còn được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người

Số GPQC: 00685/2018/ATTP-XNQC

Hotline: 1900 6436

Website: bioacimin.com

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR

Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội

Website: ww.duocmelinh.com

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC

Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.duocvietduc.com

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Tạm tính