Sang 6 tháng tuổi là trẻ bắt đầu ăn dặm và đây cũng là lúc trẻ dễ biếng ăn nhất. Bé không chịu hợp tác khi ăn uống, lười ăn, không tăng cân và nhỏ người hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi làm bố mẹ lo lắng không yên. Vì sao trẻ biếng ăn dặm? Tìm đúng nguyên nhân là mẹ sẽ xử lý được chứng biếng ăn của bé, giúp bé ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn.
Vì sao trẻ lười ăn dặm?
Trẻ ăn dặm quá sớm
Thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm ở trẻ em châu Á là 5.5 – 6 tháng tuổi. Nếu mẹ cho con ăn dặm sớm hơn thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên chưa hấp thu tốt các chất dinh dưỡng sẽ làm bụng bé khó chịu. Hệ tiêu hóa làm việc không tốt nên bé không muốn ăn và lâu ngày làm trẻ biếng ăn.
Do môi trường ăn dặm
Để bé chịu ăn, ngay từ những ngày đầu tập ăn dặm, mẹ cho trẻ đi ăn rong, vừa ăn vừa xem ti vi, nghịch điện thoại, Ipad, đồ chơi hay phải có người làm trò vui để bé chịu ăn. Đây là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn dặm, bữa ăn kéo dài lâu và trẻ không chịu ăn nếu không có những thứ này. Do không tập trung vào ăn uống nên trẻ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đi ngoài phân sống, đi phân nhầy vì men tiêu hóa không tiết đúng thời điểm.
Thực đơn nhàm chán, thiếu chất
Ngày nào mẹ cũng cho bé ăn từng đó món; mùi vị, màu sắc món ăn chẳng hấp dẫn, khiến bé không thấy ngon miệng và biếng ăn dặm là điều dễ hiểu. Nhiều mẹ ninh nước hầm xương nấu bột nấu cháo cho con ăn trường kỳ vì nghĩ nước xương nhiều chất, canxi. Thực tế thì nước xương chứa canxi, chất béo động vật mà bé không hấp thu được; cho bé ăn nước xương lâu ngày lại khiến bé bị thiếu chất, còi xương, khó tiêu và biếng ăn hơn.
Bữa ăn thiếu chất, ngày nào cũng từng ấy món làm sao trẻ thấy ngon miệng?
Trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn
Bé đã qua 7 tháng tuổi nhưng mẹ vẫn cho ăn cháo loãng mịn, qua 10 tháng tuổi mà bé vẫn ăn cháo đặc… cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn dặm. Cứ trễ sau 1 tháng sau độ tuổi cần chuyển cấu trúc thức ăn là trẻ bắt đầu biếng ăn vì bé không phân biệt được cấu trúc thức ăn, lâu dần làm bé lười ăn, sợ ăn.
Trẻ biếng ăn do bệnh lý
Bé mọc răng, họng bị đau, sưng sẽ làm trẻ nuốt khó, không muốn ăn uống. Hoặc trẻ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn khiến trẻ thấy mệt mỏi, từ chối thức ăn. Hay khi hệ tiêu hóa của bé yêu bị rối loạn cũng khiến bé biếng ăn. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám, tìm nguyên nhân để điều trị bệnh kịp thời, giúp bé ăn uống tốt trở lại.
Trẻ biếng ăn dặm phải làm sao?
Tập cho trẻ ăn dặm đúng cách
Cần tập cho bé ăn dặm một cách khoa học, hợp lý, từ thức ăn loãng, sau đó tăng dần độ đặc và số lượng thức ăn theo độ tuổi của bé. Từ bắt đầu ăn dặm đến hết 6 tháng tuổi cho bé ăn cháo loãng, nhiều nước, thịt cá rau củ xay nhuyễn mịn; 7 – 9 tháng tuổi cho ăn cho ăn cháo đặc hơn, thịt cá rau của xay nát. Từ 10 – 12 tháng tuổi cho cháo gạo vỡ, thịt cá xé nát nhỏ, rau củ quả cắt nhỏ, lát mỏng.
Tìm thực đơn phù hợp nhất với bé
Mẹ cần kiên nhẫn khi tập cho trẻ ăn dặm và quan sát sở thích ăn uống của bé để tìm ra thực đơn phù hợp nhất. Bạn cũng nên thay đổi món liên tục để bé được làm quen với nhiều món khác nhau và tạo cảm giác mới lạ cho khẩu vị của bé, kích thích bé thèm ăn. Bên cạnh đó, bữa ăn của bé cần đầy đủ, cân bằng 4 nhóm chất gồm chất bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất để bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Cho ăn dặm đúng cách, tìm thực đơn phù hợp với bé để bé thích thú ăn uống
Không nên ép trẻ ăn
Với trẻ biếng ăn dặm, người lớn không nên ép trẻ ăn sẽ khiến bé sợ và việc đút cho bé ăn càng thêm khó khăn. Đến bữa ăn nếu bé không thích hoặc chỉ ăn được một phần, mẹ đừng ép bé ăn hết suất. Có thể cho bé uống sữa bù hoặc ăn các món bé thích để bé no bụng. Vài hôm sau bạn lại cho bé tập ăn tiếp để bé dần quen với món ăn, ăn được nhiều món và không sợ ăn uống.
Bữa ăn chỉ tối đa 25 – 35 phút
Không hình thành cho bé thói quen xấu như phải đi ăn rong, xem tivi khi ăn. Chỉ khi ăn xong, mẹ mới cho bé chơi. Để bé tập trung vào bữa ăn, cảm nhận được mùi vị thức ăn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 25 – 35 phút. Dần dần mẹ sẽ tập được cho bé thói quen ăn uống tốt, bé ăn nhanh hơn và mẹ cũng bớt vất vả.
Cải thiện hệ tiêu hóa cho bé
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bé phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, ăn uống ngon miệng và hấp thu tốt các dưỡng chất. Phụ huynh có thể bổ sung các men vi sinh (probiotic) để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức cải tiến 3+1 tăng cường bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng acid amin và khoáng chất giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻn.
Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, khoẻ mạnh và lớn nhanh mỗi ngày.
Vì sao lại là bào tử lợi khuẩn?
Bởi bào tử lợi khuẩn trong Bio-acimin Gold sẽ không bị acid cũng như các men tiêu hoá ở dịch vị phá huỷ. Nhờ vậy, chúng có thể qua rào chắn tiêu hoá, vào đến ruột non. Trong ruột non, các bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành thế hoạt động, ức chế sinh trưởng một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá. Đây là lý do bào tử lợi khuẩn có thể giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hoá, nhất là ở những trẻ dùng kháng sinh kéo dài vì số lượng vi khuẩn có lợi bị suy giảm
Nhờ vậy, Bio-acimin Gold giúp trẻ
+ Ăn ngon tự nhiên
+ Tâng cân đều
+ Hấp thu tốt
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số GPQC: /2018/XNQC-ATTP
Hotline: 1900 6436
Website: bioacimin.com
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR
Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
Website: www.duocmelinh.com
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.duocvietduc.com