6 – 12 tháng tuổi là giai đoạn cơ thể của bé dần cứng cáp, các kỹ năng vận động cơ bản cũng được hình thành và phát triển. Lúc này, mẹ bắt đầu băn khoăn rằng không biết có nên cho cho bé làm làm quen một số động tác thể dục mỗi ngày? Cùng Bio-acimin giải đáp những thắc mắc của mẹ qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao vận động rất quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé?
Có rất nhiều bố mẹ cho rằng việc luyện tập thể dục thể thao là điều chưa thực sự cần thiết với bé dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế các bài thể dục phù hợp theo từng giai đoạn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển cả về thể chất và não bộ của bé.
Dù bé ở giai đoạn sơ sinh, mới biết hay đã đi nhà trẻ đều nên dành 30 – 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Khi bé được làm quen với việc tập thể dục từ sớm sẽ tạo được thói quen tốt ngay từ nhỏ và là nền tảng cho những hoạt động tích cực về sau này của bé.
Không chỉ vậy, những bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bé tăng sức đề kháng, mà còn giúp bé nhanh đói, ăn nhiều và ngon miệng hơn để bù đắp lượng calo đã tiêu thụ.
Được vận động mỗi ngày con thoải mái quá mẹ ơi!
Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Đầu tiên mẹ cần hiểu rõ cơ thể, sở thích của bé từ đó lựa chọn những bài tập phù hợp, kích thích khả năng vận động.
Tiếp theo mẹ hãy đặt bé nằm lên một bề mặt phẳng, sạch sẽ và mềm mại. Mẹ có thể trải một tấm thảm hoặc một chiếc khăn sạch cho và giữ nhiệt độ trong phòng thoáng mát, tốt nhất là 28 độ. Mẹ cũng nên đảm bảo cắt móng tay cho bé gọn gàng, để tránh bé tự làm tổn thương da. Cuối cùng, mẹ cần cho bé mặc áo thoải mái, thoáng mát để bé vận động dễ dàng.
Mẹ nên lập ra một thời khóa biểu cố định cho việc luyện tập của bé. Tốt nhất mẹ nên cho bé tập thể dục mỗi ngày, tại cùng một thời điểm và có cùng độ dài về thời gian. Điều này sẽ giúp bé trở nên quen thuộc và tự ý thức được việc tập luyện và dần trở nên “hợp tác” với mẹ hơn.
Mẹ cùng tập với con như thế này con thích lắm mẹ ạ!
Một số bài tập cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi
Những ngày đầu tiên để khuyến khích bé tham gia vào các trò chơi “vận động” này mẹ nên luyện tập cùng, hướng dẫn bé để bé dần làm quen và tự tin hơn.
Bài tập với tay
Dùng tay của mẹ từ từ kéo bé ngồi thẳng dậy và dần hạ xuống. Động tác này giúp các cơ, khớp tay bé giãn ra, linh hoạt hơn. Hãy khuyến khích để tay bé chạm, nắm vào chân của chính mình. Để bé tự khám phá cơ thể mình, giúp não của bé ghi nhận những thông tin hữu ích cho việc phát triển kĩ năng vận động.
Ngoài ra mẹ cũng nên khuyến khích bé sử dụng các ngón tay để lấy đồ chơi trong hộp, sử dụng bút màu, thìa dĩa, thậm chí ăn bằng tay … sẽ giúp phát triển khả năng điều khiển cơ tay của bé.
Tay của con đang dần linh hoạt hơn rồi đó mẹ
Tập đi
Khi cơ thể của bé đã cứng cáp, bé thoải mái hơn với việc di chuyển chân, mẹ hãy dẫn dắt để bé đi những bước đầu tiên. Mẹ lưu ý trong quá trình tập chỉ nắm chặt tay chứ không kéo tay của bé. Hãy để bé vận động theo bản năng một cách tự nhiên nhất từ đó tăng cường các phản ứng thần kinh cơ từ nhóm cơ lưng. Ở giai đoạn 6 – 12 tháng này khi bé có thể tự đứng, các bé sẽ rất hào hứng về việc di chuyển chân.
Mẹ nhìn con bước có giỏi không mẹ?
Luyện tập cùng đồ chơi
Những trái bóng mềm mềm, hay những đồ chơi đầy màu sắc sẽ thu hút, giúp bé hứng thú hơn với việc luyện tập. Mẹ hãy bắt đầu với những hoạt động đơn giản như cùng bé lăn bóng qua lại, nảy bóng, tung bóng, cùng mẹ vượt qua các “chướng ngại vật” là đồ chơi được mẹ bày trí sẵn… Đồng thời luôn khuyến khích bé tự điều khiển cơ thể để đem những dụng cụ tập luyện cho mẹ.
Ở giai đoạn này luyện tập thể dục cho bé là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý lựa chọn những bài tập phù hợp với thể chất của từng bé. Để bé có được sự phát triển toàn diện cần sự kết hợp của cả chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý, đúng khoa học. Hi vọng những bài tập thể dục mà Bio-acimin chia sẻ ở trên có thể giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn trong những năm tháng đầu đời, khỏe mạnh và lớn nhanh.