Với tiêu chí ăn dặm không chỉ là quá trình làm quen với thức ăn thô. Phương pháp tập cho bé ăn dặm của người Nhật còn giúp trẻ hình thành nhận thức về mùi vị các loại thực phẩm thông qua các giác quan, tạo thói quen ăn uống chủ động cho trẻ, giúp trẻ hết biếng ăn, cũng như phát triển kỹ năng bốc nhón, nhai nuốt. Hãy cùng Bio-acimin tìm hiểu phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật để mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất khi bé bước vào thời kỳ ăn dặm mẹ nha!
1.Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không gây nhàm chán cho trẻ, giúp trẻ tránh được nguy cơ biếng ăn.
- Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật tạo điều kiện cho kỹ năng nhai, nuốt phát triển, giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.
- Theo phương pháp này, trẻ có cơ hội được ăn riêng từng loại thức ăn, giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm, kích thích khả năng cảm nhận mùi vị của bé.
- Trẻ sẽ có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn so với bé khác cùng tuổi dùng phương pháp ăn dặm truyền thống.
- Ăn dặm kiểu Nhật thường ăn nhạt hơn so với các phương pháp ăn dặm khác nên tốt cho thận của trẻ hơn.
- Tinh thần của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Không gây áp lực, không thúc ép mà tạo hứng thú cho trẻ với bữa ăn một cách tự nhiên, chủ động
- Giúp bé tự lập hơn, bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ
2.Thời điểm thích hợp cho con ăn dặm kiểu Nhật
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh nên được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập làm quen với các món ăn dặm. Tuy nhiên, mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau nên mẹ cần dựa vào các biểu hiện của trẻ để xác định bé đã sẵn sang cho việc ăn dặm hay chưa thay vì chỉ dựa vào tháng tuổi. Nếu trẻ có các biểu hiện như: chóp chép miệng, mút tay, hay đẩy lưỡi khi nhìn thấy người lớn đang ăn, hoặc thấy bé thường xuyên đói, dù mới vừa bú xong. Cơ thể của trẻ thật sự cần đủ dinh dưỡng thông qua ăn dặm muộn nhất ở khoảng 9 tháng tuổi, vì thế, mục đích của việc ăn dặm từ tháng thứ 6 là tập cho trẻ làm quen với thức ăn đặc bên cạnh sữa và hình thành ý thức trong chuyện ăn uống.
3. Nguyên tắc phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Nguyên tắc chung
Một trong những sự khác nhau quan trọng giữa cách ăn dặm kiểu Nhật so với cách ăn dặm truyền thống ở nước ta, đó là trong khâu chế biến món ăn. Nếu như các bà, các mẹ Việt thường nghiền nhuyễn hoặc xay trộn nhiều loại thực phẩm với nhau để cho con ăn dặm thì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lại cho trẻ ăn riêng từng thứ một. Bắt đầu bằng việc cho bé ăn cháo trắng nghiền, sau đó là rau củ rồi đến các loại đạm, tất cả đều bắt đầu từ một muỗng nhỏ riêng rẽ từng loại thực phẩm và không nêm gia vị. Cách này sẽ cho bé làm quen với từng vị riêng của thực phẩm để giúp bé phát triển vị giác. Lưu ý các mẹ là mỗi ngày chỉ cho bé thử một món mới để thử phản ứng của bé nhé.
Cụ thể theo từng giai đoạn:
– Giai đoạn 1 (5-6 tháng tuổi): Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, chủ yếu là tập cho bé ăn bằng muỗng và làm quen mùi vị của các thực phẩm khác ngoài sữa. Thức ăn của bé được chế biến thành dạng bột và sánh để bé dễ nuốt.
– Giai đoạn 2 (7-8 tháng tuổi): Giai đoạn này, bé tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào cổ họng và nuốt xuống. Thức ăn của bé được ninh mềm, nghiền sơ và sánh để bé có thể làm tan thức ăn bằng lưỡi và dễ nuốt.
– Giai đoạn 3 (9-11 tháng tuổi): Sang giai đoạn này, bé đã biết nhai trệu trạo. Vì vậy, thức ăn của bé được ninh mềm sao cho bé có thể nhai bằng lợi và cắt to khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2 ~ 3 cm để bé có thể tự bốc ăn. Không chỉ khác nhau về món ăn, cách cho con ăn cũng có nhiều điểm khác biệt so với các giai đoạn trước. Do đó, ngay khi bé có phản xạ cầm nắm và tỏ ra thích cầm thức ăn cho vào miệng, mẹ nên khuyến khích và để bé tự làm
– Giai đoạn 4 (12 đến 15 tháng tuổi): Lúc này, bé đã có nhiều răng hơn nên bé có thể nhai thức ăn bằng răng. Thức ăn của bé được nấu mềm sao cho bé có thể nhai bằng răng. Mẹ cũng bắt đầu cho trẻ tập làm quen với bát và thìa trong giai đoạn này. Ban đầu mẹ có thể cho bé sử dụng những loại bánh ăn dặm cho trẻ sơ sinh, khô và dễ tan trong miệng, sau đó cho trẻ làm quen với tô và muỗng cùng ít thức ăn để bé “nghịch”. Dần dần, bé sẽ quen thuộc và khéo léo hơn, và có thể ăn bằng muỗng.
4.Bí quyết thành công của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật?
Bí quyết đầu tiên và quan trọng nhất chính là tâm lý của người mẹ. Các bà mẹ Việt thường có tâm lý thích con bụ bẫm, nặng cân, thế nhưng nếu muốn nuôi con bằng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ phải sẵn sàng “chịu đựng” việc con ăn không nhiều, tăng cân chậm trong thời gian đầu. Vượt qua được sự yếu lòng và cảm giác “xót con” giai đoạn này, mẹ sẽ được nhận thành quả khi thấy con tự ăn một cách thích thú mà không khóc quấy đòi đút, ăn ngậm, nhè thức ăn, trẻ sẽ hết biếng ăn. Mẹ cũng cần nhớ rằng, đừng ngại con bị bẩn cũng như đừng vì thấy con vụng về mà giúp đút con ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ khó tránh khỏi sự mâu thuẫn với quan niệm nuôi kiểu truyền thống của mọi người trong gia đình.
Ăn dặm kiểu Nhật giúp tạo cho trẻ nhiều thói quen tốt trong ăn uống, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi sự tỉ mỉ và cầu kỳ trong cách chuẩn bị, chế biến và bảo quản thức ăn. Để con hết biếng ăn và muốn cho con ăn dặm kiểu Nhật, mẹ cần tìm hiểu kĩ càng, xác định tư tưởng và thu xếp thời gian biểu hợp lý để thực hiện.
Ngoài ra, mẹ nên lưu ý Dù là phương pháp ăn dặm nào, mẹ cũng cần chuẩn bị cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp bé làm quen dễ dàng, tránh những rối loạn tiêu hóa không đáng có khi chuyển từ giai đoạn sữa mẹ sang giai đoạn tập làm quen với loại thức ăn mới.
Trong quá trình chăm sóc sức khỏe bé yêu, nếu có bất kỳ khó khăn nào mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin qua website: https://www.bioacimin.com/ hoặc hoặc đặt câu hỏi trực tiếp tại https://www.bioacimin.com/chuyen-gia-tu-van để được tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh!
Tham khảo thêm những kiến thức hữu ích khi chăm sóc trẻ ăn dặm:
Các loại thực phẩm vàng cho bé tập ăn dặm
Không nên kiêng khem khi cho con ăn dặm