Ăn dặm được coi là một mốc đánh dấu quan trọng trong quá trình phát triển của bé, bởi lúc này sữa mẹ không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của bé nữa. Giai đoạn này thường đến khi bé khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi, đây chính là thời điểm nhiều em bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm.
Theo khuyến cáo mẹ có thể cho bé ăn dặm sau 6 tháng nhưng trên thực tế mẹ có thể dựa vào tốc độ phát triển (cân nặng, chiều cao…) để biết lúc nào cho bé ăn dặm là thích hợp.
Những dấu hiệu bé muốn ăn dặm
Giai đoạn sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của bé là lúc nên cho bé ăn dặm
Ăm dặm không đơn giản là việc lấp đầy dạ cho bé mà còn giúp bé cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong quá trình phát triển, vì vậy ăn dặm đối với bé là rất quan trọng. Để biết khi nào bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, mẹ có thể quan sát các đặc điểm sau:
– Bình thường, bé sẽ no nếu như bú cạn hai bầu vú của mẹ. Nhưng nếu mẹ thấy bé sau khi bú xong, vẫn khóc và đòi thêm thì đây mà một dấu hiệu nhận biết sữa mẹ không đủ thỏa mãn cơn đói của bé, và đã đến lúc mẹ nên cho bé ăn dặm.
– Trước khi đến thời điểm ăn dặm, bé thường hay ngủ đêm nhưng để báo hiệu cho mẹ biết bé đói, và cần ăn, thì bé sẽ hay thức dậy hơn để đòi mẹ cho bú.
– Khi sữa mẹ không đủ cho bé, bé thường trở nên cáu kỉnh, hay quấy khóc hơn khi đói.
– Khi thấy đồ ăn trước mặt bé hoặc thấy mẹ đang ăn, bé sẽ có hành động như đưa tay với lấy thức ăn, và bé cũng sẽ thường xuyên mút tay hơn.
Cho bé làm quen với đồ ăn dặm
Thức ăn dặm cần đảm bảo 4 nhóm bột, đạm, đường, béo
Ăn dặm là dấu mốc quan trọng đối với mẹ và bé, vì vậy mẹ cần tập cho bé quen với việc ăn dặm thay bằng chỉ bú mẹ như trước đây. Để tập cho bé làm quen với việc ăn dặm, mẹ nên thực hiện một cách từ từ để bé dần quen với các loại đồ ăn và chế độ ăn mới.
Một số nguyên tắc tập cho bé ăn dặm mẹ cần lưu ý:
– Chế biến thức ăn từ lỏng đến đặc dần. Lúc đầu mẹ nên pha bột thật lỏng, chỉ đặc hơn sữa một chút, khi bé bắt đầu quen thì tăng độ đặc lên dần. Thức ăn giai đoạn đầu tập ăn phải mịn, không gợn, tránh cho bé không bị hóc.
– Cho bé làm quen với việc ăn bằng thìa, thay vì mút như trước đây.
– Tập cho bé ăn đúng bữa, vào một giờ nhất định.
– Khi mới tập cho bé ăn dặm mẹ cho bé ăn một loại thức ăn trong ngày, ăn trong 2-3 ngày để mẹ có thể theo dõi được độ dung nạp thức ăn dặm của bé.
– Thức ăn dặm của bé mẹ cũng cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm bột, đạm, đường, béo để bé dần quen với các mùi vị.
Ngoài ra, khi mới tập ăn dặm bé có thể gặp phải một số rắc rối về đường tiêu hóa như khó tiêu, trớ, hay các rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…) Mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ổn định, thích nghi được với thực đơn mới, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng. Bên cạnh việc cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé bú đến khi bé được 12- 15 tháng tuổi, bởi trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn rất cần thiết cho sự phát triển của bé.