“Ăn vạ” là hành vi phổ biến của các bé khi không được bố mẹ chiều chuộng và đáp ứng các mong muốn. Hành động ăn vạ của các bé thường là gào khóc, nằm lăn ra sàn, nôn trớ… nhằm thu hút sự chú ý của cha mẹ để đòi được cha mẹ đáp ứng các yêu cầu của bé.
Tại sao bé lại hay ăn vạ?
Bé hay ăn vạ có một lí do rất đơn giản đó là do bé không được cha mẹ đáp ứng các mong muốn, yêu cầu của mình, nên bé thực hiện hành động “ăn vạ” để thu hút sự chú ý của cha mẹ nhằm mục đích cha mẹ chiều theo ý bé.
Bé có rất nhiều chiêu ăn vạ để thu hút sự chú ý của mẹ
Nguyên nhân của hiện tượng “ăn vạ” đôi khi là xuất phát từ những mong muốn không được đáp ứng nơi bé, nhưng thực chất nó lại xuất phát từ sự nuông chiều bé của bậc cha mẹ. Khi bé đã được quen chiều chuộng rồi bỗng nhiên không được đáp ứng các mong muốn, bé nảy sinh ra hành động ăn vạ buộc cha mẹ phải chiều theo ý mình. Việc bé “ăn vạ” là hành động tích cực thể hiện sự phát triển và cũng là một hành động giao tiếp của bé, tuy nhiên nếu như tình trạng “ăn vạ” của bé trở thành một thói quen thì thực sự không tốt đâu mẹ nhé. Bởi ăn vạ thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng bé có thể “gây hấn”, chống đối với cha mẹ khi lớn lên.
Bé hay ăn vạ, mẹ làm thế nào?
Nhiều mẹ rất bối rối khi bé bắt đầu có những hành động ăn vạ và thường “dập tắt” cơn ăn vạ của bé bằng cách chiều theo ý bé cho xong. Tuy nhiên, đây là hành động “chữa cháy” không thích hợp, bởi khi mẹ chiều theo yêu cầu của bé sẽ khiến ăn vạ trở thành thói quen xấu của bé. Vậy giải quyết bài toán này giúp mẹ như thế nào?
Bio-acimin mách mẹ một số cách dưới đây giúp mẹ có thể ứng phó với bé mỗi khi bé xuất chiêu ăn vạ!
– Phớt lờ hành động ăn vạ của bé. Khi mẹ thực hiện hành động này có thể sẽ khiến bé thất vọng mà ăn vạ dữ dội hơn để thu hút sự chú ý của mẹ, nhưng nếu mẹ tiếp tục lờ hành động đó đi bé sẽ tự nhận thấy ăn vạ cũng không có tác dụng. Vì vậy, khi bé ăn vạ mẹ nên lờ bé đi, đảm bảo những lần sau bé sẽ không thực hiện những chiêu ăn vạ vô tác dụng đó nữa. (Mẹ nên chú ý một điều rằng tuy phớt lờ là hành động cho bé thấy nhưng mẹ vẫn nên trông chừng bé để nắm bắt được thái độ và biến chuyển trong thái độ, từ đó đưa ra cách xử lí đúng nhất đối với bé)
– Cho bé thấy hành động đó là sai. Mẹ có thể cho bé thấy hành động ăn vạ của bé là sai nếu bé bắt đầu ăn vạ dữ dội hơn. Mẹ có thể áp dụng các hình thức phạt cho bé như úp mặt vào tường hay bảo bé khoanh tay xin lỗi với thái độ dứt khoát.
– Mẹ nên thống nhất cách giải quyết vấn đề ăn vạ của bé đối với các thành viên trong gia đình để tránh tình trạng mỗi người một ý, như vậy không những không khắc phục được thói quen ăn vạ của bé mà càng làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Mẹ không cần quát mắng khi bé ăn vạ nhưng nên cho bé biết khi nào bé cần xin lỗi
Ăn vạ không xuất phát đơn thuần từ bản thân bé mà một phần cũng xuất phát từ sự nuông chiều của cha mẹ, vì thế mẹ nên giới hạn cho bé những gì bé được và không được, nên hay không nên, để tránh tình trạng nhức đầu mỗi khi bé giở chiêu ăn vạ mẹ.