Mục lục nội dung
Cách trị táo bón dân gian được nhiều lựa chọn vì nó lành tính, dễ áp dụng tại nhà. Vậy có những phương pháp nào? Cách thực hiện ra sao cho hiệu quả nhanh nhất? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau đây.
Chữa táo bón cho người lớn, trẻ nhỏ bằng lá hẹ
Uống nước lá hẹ có tác dụng giảm đau bụng và chữa táo bón hiệu quả
Theo Đông Y, lá hẹ có vị cay, tính ấm, công dụng giải độc tán ứ, giảm đau bụng và chữa táo bón. Theo Tây y, lá hẹ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ. Trong 100g hẹ chứa tới 2,5g chất xơ làm tăng khối lượng phân, thúc đẩy bài tiết phân nhanh hơn.
Ngoài ra, chất Odorin có trong lá hẹ được coi như kháng sinh rất mạnh chống lại tụ cầu, giảm nguy cơ bệnh viêm ruột (theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi). Lá hẹ không độc nên dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, nó có mùi hăng khó chịu, với trẻ em bạn nên pha loãng một chút hoặc hấp sơ trước khi chế biến.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
1- Chuẩn bị
- Lá hẹ tươi, sạch: 1 nắm
- Nước ấm (khoảng 40 -50 độ C): 100ml
2- Thực hiện
- Rửa sạch lá hẹ và ngâm với nước muối loãng 5 phút để loại bỏ bụi bẩn.
- Giã hoặc xay nhuyễn lá hẹ, vắt/lọc lấy nước cốt.
- Pha nước cốt với 100ml nước ấm, uống hết trong 1 lần.
Lưu ý: Lá hẹ có tính cay, ấm nên không sử dụng khi thời tiết nóng hoặc cơ thể đang bị nóng trong.
Chữa táo bón bằng lá mơ lông
Theo Bác sĩ Phạm Ánh Ngân (Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh), lá mơ có tính mát, công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu của đường tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, lá mơ lông chứa hoạt chất Sulfur dimethyl disulfide là một kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của một số vi khuẩn đường tiêu hóa. Nhờ đó, sử dụng lá mơ lông rất tốt cho những người bị viêm đại tràng, lỵ amip…
Cách thực hiện:
1- Chuẩn bị
- Lá mơ lông tươi, sạch: 50g
- Trứng gà ta: 2 quả
2- Thực hiện
- Lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 phút.
- Rửa lại với nước thông thường, vớt ra vắt ráo và thái nhỏ.
- Trộn chung lá mơ đã thái nhỏ với 2 quả trứng gà ta, chiên chín vàng 2 mặt với 1 ít dầu ăn.
- Ăn nóng, thực hiện liên tục 1 – 2 tuần, mỗi tuần 3 lần bạn sẽ cảm thấy triệu chứng táo bón cải thiện rõ rệt.
Lưu ý:
- Bạn lưu ý rửa thật kỹ lá mơ trước khi dùng vì trên mặt lá có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, nấm.
- Không sử dụng cho người dị ứng, kích ứng với lá mơ.
Trị táo bón cho người lớn với trẻ em bằng cây lô hội
Nhựa lá lô hội chứa tới 30 – 40% các chất như aloin A, aloin B, isobarbaloin. Nhờ thế, nó có công dụng tăng hấp thu nhu động ruột, tăng giữ nước để làm mềm phân và thúc đẩy phân ra ngoài dễ hơn.
Cách thực hiện:
1- Chuẩn bị
- Lô hội tươi: 1 lá
- Đường phèn
2- Thực hiện
- Rửa sạch lô hội, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài để lấy phần ruột bên trong, xắt hạt lựu.
- Trộn chung phần ruột với 1 ít đường phèn, ăn trực tiếp.
Lưu ý
- Lô hội có tính nhuận tràng mạnh nên khi thấy phân mềm thì ngừng ngay để tránh bị tiêu chảy.
- Không cho trẻ dùng trực tiếp lô hội vì dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Cách chữa táo bón dân gian bằng quả mận
Nước ép mận có thể dùng để chữa táo bón cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Thành phần của mận chứa tới 15% Sorbitol – hoạt chất có tác dụng tăng nhu động ruột và tăng lượng nước trong đường ruột để việc đi ngoài dễ dàng hơn. Phương pháp này áp dụng liên tục 3 – 5 ngày sẽ cải thiện triệu chứng táo bón, đầy hơi cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị
- Mận chín: 300g
- Đường cát
2- Thực hiện
- Rửa mận với nước sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn.
- Vớt ra, để ráo, bỏ hạt bên trong.
- Cho miếng mận đã bỏ hạt vào ép nước, thêm 1 chút đường theo khẩu vị và uống trực tiếp.
Lưu ý: Vì nước mận có vị chua nên không uống khi bụng đói để tránh hại dạ dày.
Cách chữa táo bón bằng khoai lang cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Khoai lang là loại củ quen thuộc có công dụng nhuận tràng. Trong 100g khoai lang chứa tới 5.3g chất xơ và 70mg Magie giúp giữ lại lượng nước trong ruột, mềm phân để đi ngoài dễ dàng hơn. Không chỉ dùng củ, lá khoai lang cũng rất hữu ích cho người bị táo bón. Bạn có thể áp dụng phương pháp này cho cả người lớn và trẻ em.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị : Chọn 1 củ khoai còn tươi, nguyên củ, không bị sâu, hà.
2- Thực hiện
- Rửa sạch củ, cạo bỏ lớp vỏ ngoài.
- Xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
- Chia nước cốt thành 3 phần uống lần lượt vào các thời điểm: Buổi sáng khi bụng đói, trước bữa ăn trưa và trước ăn tối. Sau 2 – 3 ngày bạn sẽ thấy phân mềm, dễ đi hơn.
Lưu ý: Bạn không nên ăn khoai lang vào buổi tối, tránh bị đầy bụng khó tiêu.
Cách chữa táo bón bằng khoai tây
Theo Y học cổ truyền, khoai tây có vị ngọt tính bình, kiện tỳ hòa vị, thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, Tây y cũng cho thấy khoai tây là loại củ chứa nhiều vitamin và chất xơ, góp phần dự phòng và điều trị táo bón.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị: Bạn chọn 1 củ khoai tây còn tươi, nguyên vẹn, không dập nát.
2- Thực hiện
- Khoai tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước.
- Chia nước cốt vừa vắt được thành 3 lần uống trong ngày trước mỗi bữa ăn.
Lưu ý
- Khi lựa các củ khoai còn mới, không sử dụng khoai mọc mầm vì dễ gây ngộ độc.
- Ngoài vắt nước uống trực tiếp, bạn có thể hấp hoặc luộc nhưng không nên ăn khoai tây chiên vì sẽ làm táo bón nặng hơn.
Cách chữa táo bón bằng canh rau dền
Canh rau dền là món ăn quen thuộc của rất nhiều gia đình đồng thời cũng là bài thuốc chữa táo bón rất hiệu quả
Rau dền là loại rau có tính mát, chứa nhiều chất xơ, thích hợp dùng cho những người bị táo bón. Loại rau này dễ kiếm, lành tính, dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị
- Rau dền tươi: 250g. Bạn nên chọn loại rau dền đỏ để có tác dụng tốt nhất.
- Dầu vừng
2- Thực hiện
- Rau dền rửa sạch, luộc trong vòng 3 phút.
- Trộn rau dền với dầu vừng và ăn cùng cơm
Lưu ý
- Rau dền có nhiều axit Oxalic nên những người bị sỏi thận, viêm khớp, gút hạn chế sử dụng.
- Không được sử dụng rau dền chung với ba ba vì có khả năng gây ngộ độc.
Cách chữa táo bón bằng hạt mè
Hạt mè hay còn gọi là hạt vừng có 3 loại: mè vàng, mè trắng và mè đen. Trong đó, mè đen được dùng nhiều để trị bệnh táo bón. Theo y học cổ truyền, mè đen có công dụng nhuận tràng, ích khí, làm giảm tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu. Với y học hiện đại, mè đen có chứa nhiều chất béo làm mềm phân, bôi trơn niêm mạc ruột để phân di chuyển trong ruột kết dễ dàng hơn.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị
- Vừng đen.
- Mật ong sạch, nguyên chất.
2- Thực hiện
- Vừng đen rang chín, để nguội và bảo quản bằng lọ thủy tinh.
- Lấy 2 thìa vừng đen trộn chung với 30g mật ong ăn trong 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Chữa táo bón bằng mè đen dùng được cho trẻ em, người lớn. Tuy nhiên, bài thuốc kết hợp vừng đen và mật ong không dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì trong mật ong có chứa botulism gây ngộ độc. Lúc này, mẹ có thể nghiền mè đen trộn chung với cơm và cháo để cho bé ăn hàng ngày.
Cách chữa táo bón bằng rau mồng tơi
Thường xuyên ăn mùng tơi giúp đi ngoài dễ dàng, phân mềm
Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có tác dụng làm nhuận tràng nhờ việc làm mềm phân và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Chữa táo bón bằng rau mồng tơi là biện pháp lành tính cho mọi lứa tuổi.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị: Rau mồng tơi: 1 nắm vừa ăn.
2- Thực hiện
- Rau mồng tơi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 phút, vớt ra để ráo.
- Luộc rau với lửa lớn, chú ý không luộc quá kỹ để tránh làm mất vitamin.
- Ăn trực tiếp như 1 loại rau thông thường.
Lưu ý: Rau mồng tơi có hàm lượng axit Oxalic và Purin cao nên những người bị sỏi thận, gút hạn chế sử dụng.
Cách chữa táo bón bằng rau má
Trong Đông y, rau má là loại thảo dược có tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Đây cũng là loại rau rất giàu chất xơ (100g nước ép rau má chứa 4,5g chất xơ), nhờ đó, có công dụng hỗ trợ điều trị cho những người bị táo bón.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị: Rau má tươi: 30 gam
2- Thực hiện
- Rau má loại bỏ những lá úa, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút.
- Xay hoặc ép lấy nước cốt, uống trực tiếp 1 lần/ngày liên tục 1 tuần.
Lưu ý: Không nên sử dụng quá 40g rau má/ngày, tránh các tác dụng phụ như đau đầu, tăng lượng đường máu, tiêu chảy. Những người bị đái tháo đường, phụ nữ có thai không sử dụng.
Thường xuyên vận động chữa táo bón
Vận động thường xuyên giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đi vệ sinh dễ dàng
Lười vận động là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra táo bón. Vì thế, bạn hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện. Khi cơ thể vận động làm tăng nhu động ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một số bài tập tốt cho người bị táo bón như: đi bộ, bơi lội, tập thở bằng bụng…
Uống nước chữa táo bón
Uống đủ nước là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để chữa táo bón. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày khoảng 1.5 – 2 lit phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, thời tiết. Ngoài tác dụng làm sạch ruột, nước còn giúp phân mềm và dễ bài tiết hơn.
Một số lưu ý quan trọng khi chữa táo bón dân gian
Để chữa táo bón bằng các biện pháp dân gian hiệu quả đừng bỏ qua điều này
Chữa táo bón bằng theo các cách dân gian là biện pháp an toàn, lành tính. Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả chậm và thường áp dụng với trường hợp táo bón nhẹ, mới chớm. Nếu bạn bị táo bón kéo dài và tái lại nhiều lần dù đã áp dụng các biện pháp trên thì nên tới bác sĩ thăm khám để được điều trị kịp thời.
Song song với việc áp dụng các cách chữa táo bón dân gian, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để nhanh khỏi bệnh.
- Chế độ ăn uống: Bạn chú ý uống 1.5 – 2 lit nước mỗi ngày. Thực đơn chú trọng bổ sung các thức ăn giàu chất xơ, hạn chế các loại quả có vị chát như hồng xiêm, chuối xanh, hồng. Ngoài ra, các thực phẩm chứa probiotic cũng nên được ưu tiên vì chúng giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể sử dụng men vi sinh để bổ sung trực tiếp lợi khuẩn cho con, cải thiện nhanh tình trạng táo bón.
- Sinh hoạt lành mạnh: Bạn không nên nhịn đi ngoài quá lâu. Thay vào đó, hãy tập thói quen đi đại tiện tại 1 khung giờ nhất định trong ngày. Với trẻ nhỏ, mẹ cho bé đi vệ sinh đúng giờ, động viên để con không còn lo sợ mỗi lần đi ngoài. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách tăng nhu động ruột, giảm táo bón hữu ích.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm được các cách chữa táo bón dân gian để áp dụng phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón. Nếu bé yêu nhà bạn đang bị táo bón, bạn nên sử dụng thêm các dòng men vi sinh cung cấp lợi khuẩn và chất xơ hòa tan.
Men vi sinh Bio – Acimin Fiber: Thêm chất xơ, chẳng sợ táo bón
Men vi sinh Bio – Acimin Fiber giúp làm giảm tình trạng táo bón ở cả trẻ em và người lớn nhờ công thức đặc biệt có thêm chất xơ tự nhiên Synergy 1. Ngoài công dụng làm mềm phân, men vi sinh còn giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh vật và tăng cường chức năng của đường ruột.
Bài viết giải đáp một số thắc mắc cho bạn đọc:
Thực phẩm trị táo bón ở người lớn.
Người già táo bón nên ăn gì.
Điều trị táo bón ở người lớn.
Thuốc trị táo bón ở người lớn.
Trị bệnh táo bón ở người lớn.
Cách trị táo bón ở người lớn tại nhà.
Thông tin nên tham khảo thêm:
Cách trị táo bón tại nhà đơn giản áp dụng cho cả trẻ em và người lớn
5 nguyên nhân gây táo bón thường gặp nhất ở trẻ và cách xử lý
Bỏ túi 1001 cách đẩy lùi táo bón siêu nhanh cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc