Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, táo bón còn có nguy cơ để lại biến chứng trên tiêu hóa như trĩ, bệnh đại tràng, ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng,… Tác hại của táo bón còn phụ thuộc vào thời gian bị bệnh, nếu để càng lâu, càng có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vậy cụ thể tác hại của táo bón ra sao? Cần xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây đã phân tích rõ tác hại của táo bón cho người lớn và trẻ em, mời quý độc giả tham khảo.
Mục lục nội dung
Tác hại của táo bón ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ táo bón cao do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, lười ăn rau, sử dụng một số loại sữa thiếu chất xơ,… Thông thường táo bón ở trẻ em làm bé khó tiêu, khó chịu “ì ạch trong bụng”, bị đau hậu môn mỗi khi đi vệ sinh sinh. Ngoài ra, chúng còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa, cụ thể như sau:
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa
Táo bón lâu ngày có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ
Bình thường, ruột co bóp nhịp nhàng đẩy thức ăn từ thực quản xuống dạ dày, qua ruột tới hậu môn. Khi phân rắn và bị ứ đọng sẽ kích thích nhu động ruột mạnh hơn để tống chúng ra ngoài, làm tăng nguy cơ trẻ bị rối loạn nhu động ruột. Thời gian phân ở trong đại tràng quá lâu tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm ruột.
Triệu chứng: Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hay đau bụng hoặc có các đợt táo bón, tiêu chảy xen kẽ. Nếu bị tắc ruột, trẻ có các biểu hiện như đau bụng từng cơn, bụng đầy chướng, không thể xì hơi, vỗ nhẹ vào thành bụng thấy tiếng vang.
Xử trí: Khi trẻ có các dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ sợ ăn, ăn không ngon
Theo Bác sĩ Phạm Thị Thục – Nguyên Trưởng Phòng khám Nhi và tư vấn dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, biếng ăn chính là tác hại thường gặp của táo bón ở trẻ em. Khi bị táo bón, bé ám ảnh với việc phải rặn nhiều, đau bụng thậm chí đau rát hậu môn nên thường lười ăn vì sợ phải đi vệ sinh. Ngoài ra, táo bón còn gây đầy hơi, chướng bụng khiến bé không có cảm giác đói, ăn không ngon miệng.
Triệu chứng: Trẻ lười ăn, không chịu ăn, quấy khóc khi tới bữa ăn. Lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn thường ngày và thời gian bữa ăn kéo dài.
Xử trí: Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ phải giải quyết triệt để táo bón, thay đổi chế độ ăn uống, ưu tiên các món mềm, lỏng như súp, cháo, thay đổi thực đơn đa dạng, thu hút để kích thích bé ăn nhiều hơn. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên từ 1- 2 tuần nhưng không cải thiện, ba mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Trẻ chậm phát triển
Táo bón khiến trẻ ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém, chậm phát triển
Biếng ăn do táo bón khiến cơ thể trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Triệu chứng: Cân nặng, chiều cao của trẻ kém hơn so với mức cân nặng, chiều cao chuẩn theo độ tuổi. Ngoài ra, bé chậm nói, ít vận động, khả năng ghi nhớ, tập trung kém…
Xử trí: Khi trẻ có các dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển toàn diện của con.
Suy kiệt
Suy kiệt là hậu quả của việc táo bón gây biếng ăn làm cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong một thời gian dài. Nếu trẻ bị suy kiệt không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Triệu chứng: Bé gầy gò, sút cân nhiều, da xanh xao, niêm mạc nhợt, hay khó thở, ăn ngủ kém, mệt mỏi, ít vận động, sức đề kháng kém nên hay ốm vặt.
Xử trí: Cha mẹ nên đưa bé đi khám và tư vấn dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho con. Ngoài ra, trẻ cần điều trị triệt để bệnh táo bón để hết biếng ăn và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh hậu môn, trực tràng
Táo bón lâu ngày khiến phân khô cứng, trẻ phải rặn mạnh dễ gây nứt hậu môn
Khi trẻ bị táo bón, phân trở nên rắn, khô cứng và khó bài tiết. Mỗi khi đi ngoài, trẻ phải gắng sức rặn làm tăng áp lực lên các búi tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng gây bệnh trĩ. Phần phân rắn cọ xát vào hậu môn khi đi vệ sinh là nguyên nhân chính dẫn tới nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, phân tích tụ lâu tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, tăng nguy cơ viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng hậu môn, trực tràng.
Triệu chứng: Đau nhói, chảy máu khi đi vệ sinh, nóng rát, ngứa vùng hậu môn, có thể quan sát thấy khối trĩ sa xuống.
Xử trí: Mẹ chú ý cải thiện tình trạng táo bón, giữ vùng hậu môn của bé luôn sạch sẽ và khô thoáng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Táo bón nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ chú ý những điều sau để hạn chế các tác hại của táo bón ở trẻ.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Với trẻ đã biết ăn dặm (thường từ 6 tháng trở lên), bố mẹ nên cho con ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nước,… để cung cấp chất xơ giúp làm mềm phân và tăng nhu động ruột. Với trẻ dưới 6 tháng, mẹ tăng số lần bú và lượng sữa mỗi lần bú để cung cấp thêm nước và chất dinh dưỡng cho con; đồng thời mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn giàu chất xơ để chất lượng sữa của con tốt hơn.
- Lựa chọn, sử dụng sữa công thức phù hợp: Mẹ ưu tiên lựa chọn sữa công thức có thêm chất xơ hòa tan. Ngoài ra, mẹ chú ý pha sữa theo đúng tỷ lệ lượng bột và nước, không nên pha đặc hơn vì dễ gây táo bón hơn.
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Mẹ nên tập cho bé đi vệ sinh theo 1 khung giờ nhất định trong ngày, tránh phân bị tích tụ gây táo bón. Ngoài ra, mẹ nên để bé tham gia vận động, không ngồi 1 chỗ quá lâu. Sau khi trẻ đi đại tiện, mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ và giữ vùng hậu môn luôn khô thoáng, phòng viêm nhiễm.
- Massage bụng hàng ngày cho trẻ: Các động tác massage bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ có tác dụng tăng nhu động ruột, tống phân ra ngoài nhanh hơn, từ đó cải thiện tình trạng táo bón.
- Sử dụng men vi sinh có bổ sung chất xơ: Các chất xơ có công dụng tăng nhu động ruột, làm mềm phân, tăng tần suất đi đại tiện lên gấp 1.3 so với thông thường. Cùng với đó, các lợi khuẩn trong men vi sinh cũng giúp tăng kích thích nhu động ruột hỗ trợ cải thiện táo bón, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột để ngăn ngừa biến chứng viêm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, men vi sinh còn kích thích vị giác, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, giúp phòng ngừa các tác hại của táo bón ở trẻ em như: trẻ biếng ăn, suy nhược, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Xem thêm: Cách trị táo bón tại nhà đơn giản áp dụng cho cả trẻ em và người lớn
Tác hại táo bón ở người lớn
Tương tự như trẻ em, táo bón cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây khó chịu tại đường tiêu hóa và tiềm ẩn một số nguy hiểm phải kể đến như: Tăng nguy cơ viêm trực tràng, sa trực tràng, trĩ.
Dễ bị viêm trực tràng, tăng nguy cơ ung thư trực tràng
Táo bón lâu ngày ở người lớn có thể gây nên tình trạng viêm trực tràng
Khi táo bón, phân khô cứng, tích tụ quá lâu tại đại tràng làm cho các chất độc trong phân ngấm ngược vào cơ thể. Mặt khác, đây cũng là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển gây bệnh. Chính vì thế, người mắc táo bón thường xuyên bị viêm trực tràng, viêm hậu môn, trĩ và viêm búi trĩ.
Theo nghiên cứu của đại học Y khoa Đài Trung (Trung Quốc), người bị trĩ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao gấp 2.39 lần người không bị trĩ.
Triệu chứng: Người bệnh ăn kém, mệt mỏi, đau bụng âm ỉ kéo dài, rối loạn tiêu hóa, đại tiện ra máu đỏ tươi hoặc thâm đen, sụt cân và đại tiện ra máu.
Xử trí: Các dấu hiệu sớm của ung thư thường diễn ra âm thầm và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì thế, bạn nên điều trị tích cực táo bón, trĩ để làm giảm thiểu nguy cơ bị ung thư trực tràng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
Đa phần người bị táo bón lâu ngày đều gặp tình trạng trĩ do việc gắng sức rặn khi đi vệ sinh
Khi bị táo bón, tĩnh mạch dưới niêm mạch trực tràng liên tục bị áp lực bởi lượng phân khô, cứng đè nén trực tiếp lên trực tràng. Đồng thời, người bị táo bón cũng phải rặn, gắng sức để tống phân ra ngoài dẫn tới tăng áp lực lên ổ bụng, hậu môn trực tràng. Hai điều trên kết hợp tạo điều kiện thuận lợi hình thành búi trĩ.
Triệu chứng: Người bệnh đau nhói hậu môn trong và sau khi đi vệ sinh, đại tiện ra máu đỏ tươi, có thể cảm thấy búi trĩ sa xuống.
Xử trí: Bạn nên đi khám bác sĩ để có biện pháp xử trí hiệu quả nhất. Tùy theo cấp độ và vị trí bệnh trĩ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa phù hợp.
Sa trực tràng
Sa trực tràng là một tác hại thường gặp của táo bón. Nguyên nhân sa trực tràng do người bệnh có thói quen rặn quá mạnh khi đi vệ sinh, tạo áp lực lớn lên ổ bụng, đẩy phần trực tràng thoát ra ngoài qua lỗ hậu môn.
Triệu chứng: Người bệnh bị đau rát, khó chịu ở trực tràng, đại tiện ra máu, cảm giác có một “cục thịt thừa” ở hậu môn không co lên được.
Xử trí: Khi phát hiện sa trực tràng, bạn cần đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt
Nứt hậu môn
Nứt hậu môn là tác hại của táo bón, xảy ra do lượng phân ứ lại lâu ngày khô cứng và có kích thước lớn hơn độ mở của hậu môn.
Triệu chứng: Khi bị nứt hậu môn, bạn cảm thấy đau rát trong và sau khi đi vệ sinh vài giờ, đại tiện kèm máu đỏ tươi, ngứa ngáy, chảy dịch, quan sát thấy vết rách quanh hậu môn, có thể xuất hiện phần da thừa.
Xử trí: Các vết nứt hậu môn sẽ lành trong vài tuần nếu bạn cải thiện được triệu chứng táo bón. Để giảm các cơn đau rát, bạn ngậm hậu môn trong nước ấm, sạch khoảng 10 – 15 phút sau khi đi vệ sinh. Nếu sau 6 tuần, vết nứt không lành, bạn cần tới bác sĩ thăm khám để được điều trị.
Táo bón làm tăng nguy cơ bệnh tật, gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể cải thiện, phòng ngừa táo bón bằng các biện pháp dưới đây:
- Chế độ ăn uống: Bạn nên ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, mềm phân như rau mồng tơi, khoai lang, táo, nha đam,…. Đồng thời, bạn chú ý uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, tránh để phân khô, rắn do thiếu nước. Bạn không nên sử dụng đồ ăn đóng hộp, trà, cafe vì chúng sẽ làm tình trạng táo bón nặng lên.
- Tích cực tập thể dục: Tập thể dục đều đặn giúp làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân nhanh hơn. Bạn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông…
- Tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày: Bạn hãy tập đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định trong ngày, thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể. Điều này rút ngắn thời gian phân ở trong lòng ruột, hạn chế phân trở nên khô cứng vì bị hấp thu nước trở lại đại tràng quá nhiều.
- Kiểm tra lại các loại thuốc đang dùng: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây táo bón như sắt, nifedipine,diltiazem, các thuốc antacid…Nếu gặp táo bón khi đang dùng thuốc, bạn hãy thông báo tới bác sĩ để đổi sang sử dụng loại thuốc phù hợp hơn.
- Sử dụng men vi sinh bổ sung chất xơ: Tương tự như trẻ em, các sản phẩm này vừa giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột để cải thiện tình trạng táo bón vừa cân bằng hệ vi sinh vật, ngăn ngừa viêm nhiễm, biến chứng tại hệ tiêu hóa.
Như vậy tác hại của táo bón phụ thuộc vào đối tượng, thời gian mắc bệnh táo bón. Tuy nhiên dù bất ở cứ ở giai đoạn nào, lứa tuổi nào, bạn cũng nên cần được xử lý kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia của Bio – Acimin tư vấn hoàn toàn miễn phí sớm nhất.
Men vi sinh Bio – Acimin Fiber: Thêm chất xơ, chẳng sợ táo bón
Men vi sinh Bio – Acimin Fiber giúp làm giảm tình trạng táo bón ở cả trẻ em và người lớn nhờ:
- Có thêm chất xơ tự nhiên Synergy 1: Đây là chất được kết hợp bởi 2 chất xơ hòa tan Inulin và FOS đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cải thiện táo bón, đảm bảo an toàn và được công nhận với việc hỗ trợ điều trị táo bón.
- Bổ sung lợi khuẩn: Chúng có tác dụng giúp tạo ra các axit béo chuỗi ngắn kích thích tăng nhu động ruột tạo cảm giác buồn đi ngoài và đẩy phân đi qua ruột già nhanh chóng.
Bên cạnh đó, men vi sinh Bio – Acimin Fiber còn đảm bảo an toàn, ngoài dạng cốm còn có thêm dạng viên nhai vị sữa. Người bị táo bón cần sử dụng Bio – Acimin liên trong vòng 2 – 3 tháng cho đến khi khỏi hẳn. Đặc biệt với trẻ em, bố mẹ nên bổ sung định kỳ để dự phòng táo bón cho con.
Thông tin tham khảo thêm:
Táo bón kéo dài là bệnh gì? Cảnh báo một số nguyên nhân nguy hiểm