Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các nguyên nhân gây bệnh. Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ như của người lớn. Mặc dù trẻ nhận được các kháng thể của mẹ từ khi còn trong bào thai và sau đó là qua nguồn sữa mẹ, nhưng các kháng thể này sẽ suy giảm nhanh chóng theo thời gian. Điều đó khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, vi rút và các nguyên nhân gây bệnh khác từ môi trường xung quanh.
80% khả năng miễn dịch của trẻ ở đường ruột. Khi đường ruột có vấn đề trẻ dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn liên miên và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Từ đó, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng kém đi, trẻ sẽ dễ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể” . Vì vậy, đảm bảo cho trẻ một hệ tiêu hóa vững chắc sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh từ những năm tháng đầu đời.
Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch: mối liên hệ mật thiết
2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch. Cụ thể hơn, các loại vi khuẩn nằm trong đường tiêu hóa góp phần hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất các chất kháng thể chống bệnh tật, quyết định sự phát triển và hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Trong hai năm đầu đời, hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, hệ vi khuẩn đường ruột chưa được cân bằng khiến vi khuẩn có hại lấn át các vi khuẩn có lợi. Chính vì thế, trong khoảng thời gian này, không phải loại thức ăn nào trẻ cũng có thể tiêu hóa được, khiến trẻ hay bị táo bón hoặc các rối loạn tiêu hóa khác như tiêu chảy, phân sống, đầy hơi… Nếu không có tổ hợp mạch máu đường ruột (Galt) tốt, trẻ sơ sinh sẽ dễ bị dị ứng và thường mắc các bệnh vặt như sổ mũi, cảm lạnh.
Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch bị suy giảm kéo theo hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng ở trẻ, đặc biệt với các trẻ sinh mổ, sinh non, trẻ uống sữa công thức ngoài mà ít được bú sữa mẹ, chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ, người mẹ bị mất cân bằng đường ruột trong thời gian mang thai…
Để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh ngay từ những năm đầu đời
Mẹ nên chuẩn bị từ sớm để chăm sóc sức khỏe đường ruột của trẻ phát triển tốt, cung cấp cho con một khởi đầu tốt nhất. Và ghi nhớ rằng, không bao giờ là quá muộn để giúp trẻ có một đường ruột khỏe mạnh.
Mẹ có thể tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cải thiện sự cân bằng vi sinh trong hệ thống tiêu hóa cho trẻ. Trong trường hợp hệ tiêu hóa của trẻ bị xáo trộn, các vi khuẩn có hại phát triển lấn át các vi khuẩn có lợi, mẹ có thể bổ sung probiotic (vi khuẩn có lợi) có thể khôi phục lại sự cân bằng này.
|
Sữa mẹ là nguồn cung cấp các vi khuẩn có lợi tự nhiên tốt nhất cho trẻ, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ mà không có bất kỳ loại sữa công thức nào có thể cung cấp . Vì thế, hãy cho con bú hoàn toàn suốt 6 tháng đầu để hệ tiêu hóa lẫn hệ miễn dịch của trẻ phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, các mẹ còn có thể bổ sung một số loại chế phẩm bổ sung men vi sinh có tác dụng khôi phục hệ vi khuẩn đường ruột có lợi cho trẻ, có tác dụng hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ cơ thể trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất.
Khi bổ sung men vi sinh cho trẻ, mẹ nên lưu ý sử dụng men vi sinh có chứa các bào tử lợi khuẩn. Đây được coi là “ dạng sống tiềm ẩn” của vi khuẩn.
|
Khi vào đến ruột non, các bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động, ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa. Vì vậy, bào tử lợi khuẩn có khả năng sống sót khi đi qua môi trường acid của dịch vị dạ dày cao hơn lợi khuẩn thường, từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa
Ngoài ra, bào tử có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như cephalosporin… tức là có thể dùng men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong các trường hợp sử dụng kháng sinh.
Biện pháp hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Bên cạnh việc bổ sung men vi sinh để tăng đề kháng cho trẻ, có nhiều cách khác để giúp con yêu khỏe mạnh chống lại bệnh tật. Dưới đây là một số biện pháp để mẹ tham khảo:
Cho trẻ bú sữa mẹ: sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể mà sữa công thức không thể thay thế đươc, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ trong những năm đầu đời. Các thành phần trong sữa mẹ giúp trẻ chống tiêu chảy, dị ứng, nhiễm trùng, táo bón,.., Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp trẻ phát triển trí não và thể chất tốt hơn. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh vì khi này sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể và dưỡng chất cần thiết.
Cho trẻ ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn bởi hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Điều này càng đúng với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần ngủ đến 18 tiếng mỗi, trẻ mới biết đi ngủ 12-13 tiếng mỗi ngày, trẻ 4-5 tuổi cần ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giác còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm: Việc tiêm phòng vaccine cúm hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tật liên quan đến cúm. Tuy nhiên, các chủng virus gây cúm luôn thay đổi, nên mẹ cần cho trẻ đi tiềm phòng cúm hàng năm, trước khi vào mùa cúm.
Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh: Ngăn các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus tiếp xúc với trẻ không giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, nhưng đây là cách giúp giảm áp lực lên hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ cần tập cho thẻ thói quen rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước, sau bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, đi chơi ở ngoài về. Mẹ nên tắm và vệ sinh thân thể cho trẻ mỗi ngày. Đồng thời, thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, đồ chơi của trẻ, cũng như không cho trẻ ăn các thực phẩm kém vệ sinh, ăn ở những nơi bụi bặm như đường xá, công trường.