Trang chủ / 5+ Thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em: Tác dụng, cách dùng, đối tượng

5+ Thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em: Tác dụng, cách dùng, đối tượng

Thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em cần lựa chọn đúng loại, sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn nhất cho con, tránh các hậu quả đáng tiếc. Để làm được điều này, bố mẹ cần có hiểu biết về các loại thuốc, tác dụng của chúng, dùng được cho đối tượng nào, có lưu ý gì khi sử dụng không? Bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ tổng hợp đầy đủ 5 nhóm thuốc trị tiêu chảy cho bé mà bố mẹ cần bỏ túi ngay. 

Điểm danh 5 nhóm thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy có thể gây mất nước, điện giải và rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Vì vậy, phác đồ điều trị chủ yếu cần kết hợp giữa bù nước, điện giải, cân bằng hệ sinh vật đường ruột. Ngoài ra, trong một số trường hợp có nhiễm khuẩn, bé sẽ cần dùng thêm kháng sinh. 

Bổ sung oresol cho trẻ bị tiêu chảy

Oresol là thuốc được sử dụng khi cơ thể gặp tình trạng mất nước, điện giải do các nguyên nhân như: tiêu chảy cấp, nôn mửa nhiều, sốt cao. Bố mẹ có thể tự mua oresol ngoài hiệu thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên bố mẹ đừng quên tham khảo ý kiến dược sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.

Mẹ nên bổ sung Oresol khi trẻ bị tiêu chảy để tránh tình trạng mất nước 

Cách sử dụng: Oresol thường có 2 dạng là dạng bột và viên sủi. Mẹ chú ý cách pha oresol theo đúng tỷ lệ in trên bao bì, mỗi loại sẽ có hàm lượng, cách đóng gói và cách pha khác nhau, phổ biến là loại pha theo tỷ lệ 4,1g với 200ml nước. Liều dùng oresol trị tiêu chảy sau khi pha của trẻ như sau: 

  • Trẻ em dưới 24 tháng tuổi: Uống 50ml/ lần, ngày 2 – 3 lần.
  • Trẻ 2 – 6 tuổi: Uống 100ml/lần, ngày 2 -3 lần.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống 150ml/ lần, ngày 2 -3 lần.

Lưu ý khi sử dụng: Oresol nên pha với nước lọc, để nguội và chỉ sử dụng trong 24 giờ.

Sản phẩm thông dụng: Một số sản phẩm bổ sung oresol quen thuộc trên thị trường hiện nay gồm: Oresol 3B, Oresol 245, Oresol Pluz Hadiphar,… 

 Oresol 3BOresol 245Oresol Pluz Hadiphar
Thành phầnOresol dạng bột uốngOresol dạng bột uốngOresol dạng viên sủi
Cách dùngPha 1 gói vào 200ml nước lọc, khuấy tan và cho bé sử dụng theo liều lượng đã hướng dẫn ở trên.Pha 1 gói vào 200ml nước lọc, khuấy tan và cho bé sử dụng theo liều lượng đã hướng dẫn ở trên.Cho 1 viên sủi vào nước lọc, đợi tan hết và cho bé uống theo liều lượng đã hướng dẫn ở trên.
Mức giáKhoảng 40.000- 45.000/ hộp 40 gói.Khoảng 25.000 – 30.000/ hộp 20 góiKhoảng  15.000 – 17.000/ tuýp 10 viên.

Men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy

Bổ sung men vi sinh cho trẻ đang bị tiêu chảy có tác dụng cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch đường ruột cho trẻ nhanh khỏi tiêu chảy hơn. 

Bổ sung men vi sinh là cách trị tiêu chảy hiệu quả và nhanh chóng cho trẻ nhỏ 

Men vi sinh được chuyên gia khuyên dùng trong các trường hợp sau: 

  • Tiêu chảy do nhiễm trùng: Trẻ bị tiêu chảy do lây nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như Rotavirus, E.Coli.
  • Tiêu chảy do dùng kháng sinh: Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi, trẻ dùng thuốc này dễ mất cân bằng hệ vi sinh vật. Vì vậy, mẹ nên dùng men vi sinh cho bé trước, trong và cả sau khi ngừng dùng kháng sinh để bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. 
  • Tiêu chảy có nguyên nhân do bệnh lý: Các bệnh lý như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích. 

Sản phẩm: Dưới đây là những sản phẩm bổ sung men vi sinh cho bé và những ưu nhược điểm của chúng để mẹ dễ dàng cân nhắc. 

Tên sản phẩm

Bio Acimin Gold+

BioGaia

Enterogermina

Thành phần

Bào tử 3 dòng lợi khuẩn kết hợp với nấm men. Bào tử lợi khuẩn ít chịu tác động của dịch vị dạ dày và kháng sinh nên bảo toàn được số lượng lợi khuẩn khi tới ruột.

Bổ sung lợi khuẩn L.reuteri Protectis từ sữa mẹ. 

Bào tử lợi khuẩn B.Clausii

Liều lượng

Trẻ dưới 1 tuổi: 1 gói/ ngày.

Trẻ 1 – 3 tuổi: Uống 1-2 gói/ ngày.

Trẻ trên 3 tuổi: Uống 2-3 gói/ ngày.

5 giọt/ ngày

1 – 2 ống/ ngày

Cách dùng

Pha với nước, sữa (không dùng nước sôi)

Hòa tan 5 giọt men vi sinh với nước hoặc sữa công thức ( dưới 37 độ C để tránh làm giảm tác dụng) và cho trẻ sử dụng.

– Không sử dụng trực tiếp men chưa hòa cho trẻ.

– Lắc đều trước khi sử dụng.

– Có thể cho trẻ uống trực tiếp hoặc hòa với cháo, sữa.

Mức giá

145.000 – 160.000/ hộp 30 gói cốm.

395.000 – 415.000/ lọ 5ml

140.000- 160.000/ hộp 20 ống dạng dung dịch.

Lưu ý: Khi sử dụng men vi sinh cho trẻ cần uống sau khi sử dụng kháng sinh ít nhất 2 giờ.

Thuốc kẽm cho trẻ bị tiêu chảy

Sử dụng kẽm cho trẻ bị tiêu chảy làm giảm các triệu chứng của bệnh, thúc đẩy phục hồi hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ bé bị lại trong 3 tháng tiêu theo. Đồng thời, kẽm còn kích thích bé ăn ngon miệng, lập lại quá trình hấp thu dưỡng chất của ruột, do đó, sức khỏe của bé sẽ được phục hồi nhanh hơn. Mẹ nên cho con uống kẽm sớm, ngay từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng để cải thiện tình trạng tiêu chảy tốt hơn.

Sản phẩm: Dưới đây là một số sản phẩm bổ sung kẽm cho bé được nhiều mẹ ưa chuộng

Tên sản phẩm

ZinC Gluconate

ZinC Plex

Biolizin

Thành phần

Kẽm và vitamin C

Kẽm, lysin, Selen

Kẽm, lysin, vitamin B6

Liều lượng

– Trẻ dưới 4 tuổi: Uống 1ml/lần/ngày.

– Trẻ trên 4 tuổi: Uống 1ml/lần, ngày 2 lần.

– Trẻ 0 – 6 tháng: 1ml/lần/ ngày.

– Trẻ 6 – 24 tháng: 2ml/lần/ngày

– Trẻ 2 – 3 tuổi: 2,5ml/lần/ngày.

– Trẻ từ 4 tuổi trở lên: 5ml/lần/ngày

– Trẻ 3 – 6 tháng: 1ml/lần/ngày.

– Trẻ 6 – 12 tháng: 2ml/lần/ngày

– Trẻ 1 – 4 tuổi: 2,5ml/lần/ngày.

– Trẻ trên 5 tuổi: 5ml/lần/ngày.

Cách dùng

– Lắc đều chai trước khi sử dụng.

– Dùng ống tiêm (đi kèm sản phẩm), hút lấy 1ml dung dịch, cho trẻ uống trực tiếp hoặc pha cùng đồ ăn, uống.

– Lắc đều chai trước khi sử dụng.

– Dùng cốc đong (kèm theo sản phẩm) để định lượng liều chính xác, cho trẻ uống trực tiếp.

– Lắc đều chai trước khi sử dụng.

– Dùng cốc đong (kèm theo sản phẩm) để định lượng liều chính xác, cho trẻ uống trực tiếp.

Mức giá

Khoảng 240.000 – 250.000/ lọ 30ml

Khoảng 280.000- 290.000/ lọ100ml

Khoảng 280.000 – 300.000/ lọ 50ml

Lưu ý: Mẹ không nên cho bé uống chung kẽm với canxi và sắt, một số loại kháng sinh như tetracyclin, ciprofloxacin để tránh làm giảm hấp thu.

Thuốc giảm tiết nước trong phân trị tiêu chảy ở trẻ em

Thuốc giảm tiết nước trong phân (Loperamide) là loại thuốc ba mẹ có thể mua tại hiệu thuốc mà không cần kê đơn của bác sĩ. Loperamid có tác dụng giảm nhu động ruột và giảm nước trong phân. Nhờ thế, bé giảm số lần đi ngoài, phân thành khuôn tốt hơn. Loperamid được dùng cho trẻ đang bị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính do viêm ruột.

Liều lượng, cách dùng: Loperamid không được khuyên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi và không nên dùng thường xuyên. Với trẻ trên 6 tuổi sẽ dùng với liều như sau:

  • Trẻ 6 – 12 tuổi: Uống 0.08 – 0.24mg/kg cân nặng/ ngày, chia làm 2 – 3 lần.
  • Trẻ 6 – 8 tuổi: Uống 2mg/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Trẻ 8 – 12 tuổi: Uống 2mg/ lần x 3 lần/ ngày.

Lưu ý: Loperamide chỉ cải thiện triệu chứng chứ không giải quyết nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy. Khi chưa xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy thì tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. 

Thuốc kháng sinh trị tiêu chảy ở trẻ em 

Trẻ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn (vi khuẩn, kí sinh trùng) sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. 

Dưới đây là một số kháng sinh chỉ định cho bệnh tiêu chảy ở trẻ em: 

  • Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin: Kháng sinh đường uống hoặc truyền với liều 12mg/kg/lần, chia 2 lần/ngày trong 3 ngày, không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Thuốc kháng sinh Metronidazol: Kháng sinh này chỉ định cho trường hợp trẻ bị Lỵ Amip với liều uống 10mg/kg/ngày, chia 3 lần, trong 5- 10 ngày (10 ngày với bệnh nhi nặng). Tổng liều 1 ngày không vượt quá 750mg.

2. Một số loại thuốc khác 

Ngoài các nhóm thuốc chính để điều trị tiêu chảy, tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh mà trẻ sẽ được kê thêm 1 số thuốc như thuốc chống nôn, thuốc hạ sốt.

  • Thuốc hạ sốt: Nếu trẻ có dấu hiệu bị sốt do tiêu chảy (sốt trên 38.5 độ C), ba mẹ hãy dùng thuốc chứa Paracetamol để giảm sốt cho bé. Liều lượng của thuốc là 10 – 15 mg/kg cân nặng/ lần, uống cách nhau 4 – 6 giờ và không quá 60 mg/kg cân nặng/ ngày. Loại thuốc thường dùng nhất là Hapacol 80, 120 và 150mg dạng thuốc bột pha uống, không sử dụng viên đặt hậu môn vì trẻ bị tiêu chảy dễ làm mất tác dụng của thuốc. 
  • Thuốc chống nôn: Thuốc chống nôn được sử dụng khi trẻ nôn, trớ nhiều, kéo dài và cần có sự chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ. Hai loại thuốc chống nôn thường dùng nhất là Domperidon và Metoclopramide. Mẹ chú ý cho bé uống thuốc chống nôn trước bữa ăn và không dùng quá 3 lần/ ngày.

3. Lưu ý khi dùng thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em giúp nhanh khỏi, an toàn

Để trẻ hết tiêu chảy mẹ đừng quên những điều sau

Mẹ hãy lưu ý thực hiện chế độ ăn uống, chăm sóc sau đây để giúp con nhanh khỏi bệnh và hồi phục.

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn để cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho bé. Nếu con đã ăn dặm, ăn cơm, mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, lựa chọn thực phẩm mềm, thanh đạm, dễ tiêu như súp, cháo, đồ ăn luộc, hấp. Không nên cho bé ăn các ăn các loại thực phẩm có nhiều xơ, các loại ngũ cốc nguyên hạt (ngô, đỗ, vv…) vì chúng gây  khó tiêu hoá; đồng thời hạn chế đồ ngọt, quá nhiều dầu mỡ và thức uống có ga.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi: Khi mắc tiêu chảy, trẻ hay bị mất nước, tiêu hao nhiều năng lượng nên cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh.
  • Dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ tới viện: Khi trẻ có những biểu hiện sau, mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt: Trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ tiêu chảy từ 6 – 8 lần/ ngày, trẻ sốt cao, co giật,… 
  • Không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi trẻ bị tiêu chảy cấp: Thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng làm giảm nhu động ruột nên giảm số lần đi ngoài, trong khi trẻ bị tiêu chảy cấp thường do virus, ngộ độc nên cần thải trừ hết virus, độc tố gây bệnh. Nếu dùng thuốc cầm tiêu chảy, trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng các tác nhân gây bệnh lại bị thải hồi rất chậm, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bé đang sử dụng các thuốc khác: Hãy thông báo với bác sĩ nếu bé đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả là thực phẩm chức năng. Điều này tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe của con.

Hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích về thuốc trị tiêu chảy cho trẻ em. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, bố mẹ để lại câu hỏi bên dưới bình luận hoặc liên hệ ngay tới hotline 19006436, đội ngũ chuyên gia của Bio – Acimin sẽ tư vấn sớm nhất có thể. 

Các thông tin khác nên xem: 

Phòng ngừa tiêu chảy ở bé “tưởng không dễ lại dễ không tưởng”

Hiểu rõ về hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài liên tục ở trẻ nhỏ

Cần lưu ý gì khi cho trẻ bị tiêu chảy sử dụng men vi sinh

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?


Thực phẩm bảo vệ sức khỏe men vi sinh Bio – Acimin Gold là lựa chọn tin cậy của 98% mẹ Việt. Với công thức 3+1 bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men cùng các vi chất dinh dưỡng, men vi sinh Bio – Acimin Gold giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh, nhờ vậy bụng trẻ sẽ luôn khoẻ mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa, kích thích giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng

Liên hệ ngay để nhận tư vấn từ chuyên gia

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Tạm tính