Mùa đông là thời điểm hệ miễn dịch của trẻ dễ bị tấn công khiến bé dễ mắc các bệnh vặt, trong đó rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề phổ biến khiến cha mẹ đau đầu. Cùng Bio-acimin tìm hiểu 5 cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất cho trẻ trong mùa đông này.
Tại sao trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa vào mùa đông
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa vào mùa đông, có thể kể đến như:
- Thời tiết khắc nghiệt: Nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao khiến môi trường trở nên khô hanh. Đây là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch non nớt của trẻ khiến vi khuẩn, virus dễ xâm nhập và gây bệnh đường tiêu hóa, hô hấp.
- Sức đề kháng non yếu: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau 4 tuổi hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện, đủ khả năng sản xuất các kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do đó, trước thời điểm này, trẻ dễ bị các tác nhân gây bệnh bên ngoài tấn công và gây bệnh.
- Các thói quen xấu: Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay, ngậm cắn đồ vật…. Đây là con đường thuận lợi để vi khuẩn, virus , trứng giun sán từ bên ngoài đi theo đường tiêu hóa vào cơ thể trẻ. Những biểu hiện đầu tiên của sự lây nhiễm này thường bắt đầu ở hệ tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Do virus, vi khuẩn: Không khí hanh lạnh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây các bệnh đường tiêu hóa như Rotavirus, vi khuẩn E.coli hoạt động mạnh. Ở thời điểm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, chúng có thể tấn công vào đường tiêu hóa gây bệnh tiêu chảy kéo dài.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp các vấn đề tiêu hóa do các nguyên nhân khác như ngộ độc thức ăn, thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm, hoặc từ giai đoạn ăn lỏng sang ăn thô…
Rối loạn tiêu hóa có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu gặp tình trạng tiêu chảy, ngộ độc, nôn ói liên tục… Cha mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe để có sớm đi trẻ đi khám khi cần thiết.
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa mùa đông cho trẻ
Để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa cho trẻ vào mùa đông, mẹ có thể áp dụng ngay 5 cách sau:
- Khuyến khích trẻ vận động thể chất đầy đủ: Việc vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể trẻ tự sản sinh các kháng thể giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Mẹ nên cho trẻ vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Tiêm phòng đúng lịch: Tiêm đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh là cách tốt nhất để loại bỏ các nguy cơ lây nhiễm các virus truyền nhiễm, giảm tối đa nguy cơ trẻ mắc phải các bệnh tiêu hóa.
- Vệ sinh cá nhân đúng cách: Cha mẹ cần hướng dẫn để trẻ tự tạo thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể mỗi ngày. Hãy giúp trẻ tắm rửa mỗi ngày, rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh, đi từ bên ngoài về, trước và sau khi ăn.
- Tăng cường sức khỏe với chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bổ sung dinh dưỡng là cách tăng sức đề kháng bền vững và hiệu quả nhất với trẻ. Ở giai đoạn đang phát triển, trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Các loại thức ăn nên được chế biến đa dạng, không nên quá kiêng khem hay ưu tiên một dưỡng chất nào khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ hãy chú ý khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày với trẻ trên 6 tháng và thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ với trẻ dưới 6 tháng.
- Tăng sức đề kháng với Bio-acimin Gold+: Mẹ có biết 70% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở hệ tiêu hóa. Việc tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa là cách nhanh nhất để phòng tránh rối loạn tiêu hóa, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bio-acimin Gold+ cung cấp cho trẻ 3 tỷ lợi khuẩn, nấm men và đầy đủ vitamin, khoáng chất, acid amin thiết yếu giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, khó tiêu, kém hấp thu. Mẹ nên bổ sung cho trẻ 1 – 2 gói Bio-acimin Gold+ mỗi ngày nếu trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, ăn kém vào mùa đông.
Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm đề kháng, kéo theo nhiều hệ lụy khác về sức khỏe. Vậy nên, mẹ cần có cách phòng ngừa và cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ từ sớm.