Hệ tiêu hóa trong những năm đầu đời chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia của Bio-acimin sẽ chỉ điểm 4 rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và hướng dẫn mẹ cách phòng ngừa, cải thiện hiệu quả.
Mục lục nội dung
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?
Rối loạn tiêu hóa là tên gọi chung chỉ những những thay đổi bất thường ở đường tiêu hóa, có thể tính từ miệng đến ống hậu môn khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, ậm ạch, khó tiêu, khó/tăng đi tiêu…
Theo các chuyên gia, rối loạn tiêu hóa có thể chia thành 2 dạng chính:
- Rối loạn tiêu hóa thực thể: xảy ra khi hệ tiêu hóa có những bất thường về cấu trúc ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
- Rối loạn tiêu hóa chức năng: Xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường nhưng không có tổn thương hay bất thường về cấu trúc. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Một số khái niệm khác định nghĩa rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường gây đau bụng kèm theo các vấn đề trong tiêu hóa thức ăn.
Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng rối loạn tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể gây gián đoạn quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ em.
4 dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa nhất. Nguyên nhân bởi trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện cả về cấu trúc và chức năng gây ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa, hấp thu và bài tiết hằng ngày.
Trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp phải 4 dấu hiệu rối loạn tiêu hóa dưới đây:
1. Nôn trớ
Đây là tình trạng thức ăn sau khi xuống dạ dày bị co bop đẩy ngược trở lại. Nguyên nhân có thể do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh (nắp tâm vi chưa hoàn thiện), trẻ ăn quá no, khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần nhau, loại sữa hoặc món ăn mới chưa phù hợp, tư thế bú/ăn chưa phù hợp….
2. Tiêu chảy
Trẻ nhũ nhi được coi là tiêu chảy nếu số lần đi ngoài gấp 2 lần bình thường, Ở trẻ lớn lớn hơn, nếu tần suất đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng hoặc toàn nước được coi là tiêu chảy.
Tiêu chảy ở trẻ thường liên quan đến nguyên nhân ăn uống không hợp lý hoặc do nhiễm khuẩn dẫn tới mất cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột, khiến hại khuẩn phát triển gây bệnh. Ngoài ra, dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm, dị ứng sữa công thức…. cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ.
3. Táo bón
Chế độ ăn mất cân bằng, thừa đạm đường, ít xơ, thiếu nước, ít vận động, nhịn không chịu đi ngoài là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dễ bị táo bón trong độ tuổi này. Trẻ sơ sinh có thể bị táo bón do thay đổi chế độ ăn đột ngột từ lỏng sang đặc hoặc do thành phần protein có trong các loại sữa công thức.
Khi bị táo bón trẻ thường gặp tình trạng đi ngoài khó khăn, đi ít hơn 3 lần/tuần, đau đớn, khó chịu do khối phân lớn, cứng cộng với phản ứng gắng sức làm chảy máu hậu môn. Một số trường hợp trẻ bị táo bón có thể kèm theo triệu chứng đau bụng (đau vùng dạ dày), đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, biếng ăn, ăn không ngon miệng, thay đổi hành vi, không vui vẻ, hay cáu gắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn ói…
Táo bón lâu ngày có thể gây tắc ruột do cục phân lớn mắc kẹt trong đại tràng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
4. Kém hấp thu, chậm tăng cân
Đây là tình trạng cơ thể trẻ không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hằng ngày. Hậu quả là trẻ còi cọc, chậm hoặc không tăng cân dẫn tới syy dinh dưỡng, chậm phát triển thế chất và trí tuệ.
Một số biểu hiện của tình trạng kém hấp thu như đi ngoài phân lỏng hoặc sệt, có thể nhìn thấy hạt mỡ trong phân (phân sống), đau bụng, kén ăn, biếng ăn, da khô, xanh xao, tóc khô, dễ gãy rụng, mệt mỏi, chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao, thậm chí giảm chân, thiếu máu…
Phòng ngừa và cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Trẻ em mắc rối loạn tiêu hóa dài ngày dễ dẫn tới tình trạng hấp thu kém, suy dinh dưỡng… Chính vì thế, việc cải thiện và dự phòng tình trạng này ở trẻ em là vô cùng quan trọng. Với trẻ thường xuyên hoặc đang mắc rối loạn tiêu hóa, mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo đúng phác đồ.
Để dự phòng các vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Trong thời gian này, sữa mẹ có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc với khẩu phần ăn đủ 4 nhóm chất cơ bản. Mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, điều này có thể ảnh hưởng đến sự hoàn thiện và thích nghi của hệ tiêu hóa.
- Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, cân đối theo lứa tuổi: Khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ cần cân đối 4 nhóm dưỡng chất gồm: đường, đạm, béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
- Đảm bảo ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc
- Bổ sung men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn và nấm men để cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Men vi sinh Bio-acimin Gold+ chứa 3 tỷ lợi khuẩn, nấm men và các dưỡng chất thiết yếu là lựa chọn đầu tay được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân. Mẹ có thể bổ sung 1 – 2 gói/ngày hoặc theo liệu trình của bác sĩ phù hợp với lứa tuổi để duy trì đường ruột của trẻ luôn khỏe mạnh, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân thường gặp cản trở quá trình tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Biết cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả là cách tốt nhất để tránh xa tình trạng này. Nếu có thắc mắc, mẹ có thể liên hệ fanpage https://www.facebook.com/Bioaciminvietnam hoặc hotline 1900 6436 để được chuyên gia tư vấn.