Giai đoạn 8 tháng tuổi, các bé đang trong thời kì tập ăn dặm và đây cũng là giai đoạn bé hay gặp rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một số mẹ cho bé uống men tiêu hóa nhưng vẫn không cải thiện tình trạng này. Những tư vấn dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa và cách trị rối loạn tiêu hóa an toàn, hiệu quả.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm cũng khiến bé bị rối loạn tiêu hóa
Thứ nhất, bé bị rối loạn tiêu hóa do các bà mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi). Thường khi ăn bột sớm, trẻ có thể chịu đựng được vài tuần, sau đó dần dần xuất hiện đi phân sống (phân lẫn nước lẫn cái có mùi chua) rồi trẻ biếng ăn, hay trung tiện, trướng bụng do chất bột không tiêu hóa hết. Nguyên nhân là do tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylase và ptyalin ở nước bọt mà nước bọt phải tới 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều.
Thứ hai trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do sai lầm là do cách chế biến thức ăn không phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt hay gặp những trẻ gầy còm thường thiếu năng lượng và nhất là chế độ ăn thiếu dầu mỡ. Hơn nữa, do trẻ phân sống nên một số bà mẹ lại kiêng dầu mỡ, khiến trẻ không hấp thu được một số vi chất và bị suy dinh dưỡng, trẻ suy dinh dưỡng lại dễ bị tiêu chảy.
Dùng thuốc kháng sinh cũng là một trong các nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Do hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu và chưa hoàn chỉnh nên khi kháng sinh đi vào sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có ích, gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như phân sống, táo bón, tiêu chảy, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ. Ngoài ra, môi trường sống của trẻ chứa nhiều vi khuẩn có hại như khi bé tiếp xúc với đồ chơi, thú vật bám vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây rốn loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Cách trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Nhằm phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ ăn bột từ tháng thứ 7 khi trẻ đã có khả năng tiêu hóa tinh bột. Khi cho trẻ ăn bột, cần cho trẻ ăn từ từ ít một, từ loãng đến đặc để trẻ thích nghi dần với chế độ ăn từ bú mẹ sang ăn tinh bột.
Để trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, các mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua hoặc bổ sung các loại men vi sinh (Probotic) có tác dụng thức đẩy trẻ ăn ngon miệng, giúp cân bằng hệ tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng tiêu chảy và táo bón. Bên cạnh đó mẹ đừng quên trong các bữa ăn chính cần đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn gồm bột đường, béo, đạm, chất xơ – vitamin., trong đó lưu ý thịt gà nạc băm nhỏ cho vào bột cháo rất tốt cho trẻ tiêu chảy phân sống kéo dài.
Bạn có thể bổ sung thêm dầu cá, viên sắt, vitamin B, C và một đợt men tiêu hóa như men pepsin, amylase (theo chỉ định của bác sĩ) để giúp cơ thể trẻ tiêu hóa chất protein và tinh bột… Tuy nhiên, việc dùng men tiêu hóa chỉ có tác dụng nhất thời, không nên lạm dụng khiến trẻ phải phụ thuộc vào men tiêu hóa về sau này. Nếu trẻ tiếp tục đi phân sống kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tiêu hóa để có biện pháp kịp thời giải quyết hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Trong quá trình chăm sóc sức khỏe bé yêu, nếu có bất kỳ khó khăn nào mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin qua website: https://www.bioacimin.com/ hoặc hoặc đặt câu hỏi trực tiếp tại https://www.bioacimin.com/chuyen-gia-tu-van để được tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh!
Tham khảo thêm cách trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, hạn chế tái phát ở trẻ
Cách trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ mẹ nào cũng nên biết
Men vi sinh trị rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon không nên bỏ qua